Nhân rông xây dựng công trình khí sinh học nhỏ (SBP) Một bài học từ dự án LCASP Bắc Giang

: Thứ năm - 31/08/2017 10:21  |  Đã xem: 1784
Nhân rông xây dựng công trình khí sinh học nhỏ (SBP). Một bài học từ dự án LCASP Bắc Giang - Một trường hợp nghiên cứu trang trại chăn nuôi ngoài dự án LCASP.

Đăt vấn đề

 Hộ ông Nguyễn văn Đào, sống tại thôn Khả lý, xã Quang Minh huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là chủ sở hữu công trình KSH nhỏ - SBP không do LCASP tài trợ.  Gia đình ông Đào có 7 thành viên hiện nuôi 64 lợn trong đó có 4 lợn nái (cao nhất  đạt 90 lợn)  trên diện tích vườn 2.000 m² với các loại cây ăn quả như mít, bưởi. Trang trại nằm trong vùng  chăn nuôi lợn tập trung của tỉnh Bắc Giang. Ngoài lợn, ông Đạo còn nuôi cá, gà, ngỗng. Hộ ông Đạo sản xuất đa dạng sản phẩm như trên đã giúp trang trại phát triển bền vững, tiết kiệm được chi phí sản xuất, thu nhập ổn định và hạn chế ô nhiễm môi trường dưới dạng mô hình VAC. Chúng tôi nghiên cứu tình huống này nhằm tìm hiểu tác động của dự án LCASP đến khả năng nhân rộng mô hình xây dựng công trình KSH cỡ nhỏ- SBP mang lại lợi ích về hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là trường hợp tác động của dự án LCASP đến nhân rộng công trình KSH.    

Công trình khí sinh học nhỏ- SBP

Dung tích của công trình40 m³ (xây bằng gạch với công nghệ loại KT1). Chi phí xây dựng với tổng đầu tư 30 triệu đồng, không có hỗ trợ của  dự án LCASP.      Công trình được xây dựng trong một tuần (vào giữa tháng 6 năm 2016). Với sự tham gia của thợ xây Nguyễn Văn Xuân- thợ xây tự do. Do công trình ngoài dự án nên công trình không có số đăng ký    

Sản phẩm KSH được sử dụng chủ yếu để nấu cám và nấu ăn, thường ngaỳ hộ ông  Đạo sử dung  KSH khoảng 6 giờ. Thông thường, không có khí thừa;  Gần đây KSH được sử dụng hết  để nấu cám, nấu ăn nên  tiết kiệm được khoảng 500.000 đồng / tháng (tương đương so với khí gas trên thị trường).

Bể lắng bổ sung

Trong khi xây dựng chủ hộ không xây thêm bể lắng bổ sung để giải quyết tình trạng quá tải. Vấn đề xây dựng bể lắng bổ sung chủ hộ chưa được giới thiệu. Sau bể biogas chỉ xây bể điều áp 6    

Sử dụng chất thải sinh học

Chất thải lỏng xả ra sau bể điều áp được sử dụng để tưới cho vườn cây ăn quả ( mít, bưởi ).Tùy tình hình thời tiết và lượng nước thải, nói chung hàng tháng chủ hô dùng máy bơm tưới cho vườn cây ăn quả (diện tích 2.000m²)  Cây ăn quả chính là mít, bưởi sinh trưởng tốt; Tuy nhiên, vườn cây ăn quả (mít, bưởi) mới trồng nên chưa thấy rõ hiệu quả kinh tế

Kỹ năng và kiến ​​thức

Hộ ông Đạo mới nộp đơn chưa tham gia dự án. Xây dựng công trình KSH chủ hộ học hỏi các hộ hàng xóm và tự đầu tư kinh phí xây dựng. Hộ chưa có dịp tham dự các lớp tập huấn về khai thác và vận hành công trìnhKSH. Do vậy các thành viên trong hộ thiếu kỹ năng và kiến ​​thức về quản lý, vận hành và bảo trì công trình KSH. Chủ hộ/ đặc biệt vợ chủ hộ mong muốn được đào tạo về vận hành và bảo trì công trình KSH được an toàn cũng như kỹ thuật chăn nuôi v thú y.

Truyền thông

Các hộ tham gia dự án LCASP Bắc Giang đã được đào taọ về vận hành và bảo trì công trình KSHđã cấp cho mỗi hộ dân tham gia dự án LCASP một bảng “Hướng dẫn sử dụng công trình KSH " đượ treo trong nhà bếp để các thành viên trong hộ dễ dàng tham khảo và áp dụng.  Đây là cách làm hay nhưng cần cần được cung cấp và mở rộng cho các hộ dân quanh vùng ngoài dự án có yêu cầu

Vận hành và bảo dưỡng

Công trình KSH của chủ hộ thuộc loại- SBP được xây dựng ban đầu được đánh giá vơí chất lượng khá như: không  bị rò rỉ và kết nối đường ống tốt. Không có mùi hôi và công việc vệ sinh được chăm sóc cẩn thận.  Hàng xóm không bị ảnh hưởng xấu do công trình gây ra. Do trang trại ở gần đường nên có một số hộ đến tham quan học hỏi

Ô nhiễu môi trường

PPMU và điều phối viên dự án tiến hành kiểm tra công trình KSH ngẫu nhiên vào ngày 19 tháng 6 năm 2017, lần kiểm tra này đã  nhận ra công trình KSH ngoài dự án được xây dựng vơí chất lượng khá. PPMU đã thỏa mãn về chất lượng công trình Mặc dù vấn đề quá tải của SBP nói chung là thấ, tuy nhiên trong trường hơp của hộ ông  Đạo hoặc tượng tự cần được  quan tâm giải quyết vấn đề quá tải chất thải lỏng sau biogas . Hiện tại chất thải lỏng sau biogas tại hộ ông Đạo khi thừa vẫn xả thẳng vào mương máng của thôn gây ô nhiễm môi trường xung quanh

Các biện pháp tự vệ môi trường

Công trình KSH của hộ ông Đạo thường xuyên được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ:  không có mùi hôi và bùn tràn. Hộ gia đình không đổ rác gần hầm biogas, thay vì được tủ vào gốc cây ăn quả. Chuồng lợn được làm sạch hai lần/ ngày.

Do công trình ngoài dự án nên PPMU không thực hiện theo dõi môi trường

Đánh giá chung

Chủ hộ ông Nguyễn Văn Đạo là hộ nông dân  tiên tiến, dù chưa được tham gia dự án nhưng đã mạnh dạn đầu tư công trình KSH  và học hỏi hàng xóm vận hành và bảo trì công trình  KSH tốt, không/ hoặc ít ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Trong hộ, vợ ông Đạo là người tham gia tích cực vào việc quản lý và vận hành công trình KSH bao gồm: theo dõi hoạt đông trình KSH, sử dụng khí gas đun nấu an toàn; sử dụng chất thải lỏng tưới cho vườn cây hiệu quả... Nhu cầu và chất thải khí sinh học (khí gas và chất thải lỏng ) được sử dụng đã đáp ứng yêu cầu  của hộ gia đình. Với số  đầu lợn và dung tích công trình KSH hiện tại hộ đang nuôi dưỡng, không gây quá tải  KSH và cũng như nước thải sau biogas. Nên chăng chủ sở hữu công trình nên tìm ra giải pháp hợp lý như xây dựng bể lắng đủ lớn sau công trình biogas. Có được những hộ như ông Đạo là một phần tác động nhân rộng tích cưc từ dự án LCASP. Dự án LCASP nên hỗ trợ người dân trong công tác đào tạo, cung cấp tài liệu, áp phích hướng dẫn trong điều kiện có thể thì hiệu quả của dự án sẽ được nâng lên rất nhiều.

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, Bùi Thế Hùng - Tư vấn LIC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây