Không dễ vay vốn làm biogas cỡ nhỏ

: Thứ ba - 29/08/2017 22:14  |  Đã xem: 2112
Hiện nhu cầu xây dựng hầm biogas của người chăn nuôi quy mô nhỏ ở Bình Định là rất cao. Tuy nhiên, để tiếp cận được vốn vay từ hợp phần tín dụng để làm những hầm biogas cỡ nhỏ trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) là không dễ.
Xem bài đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam tại đây

Quy định của nhiều ngân hàng thương mại khắt khe khiến người chăn nuôi không mặn mà...
 
15 54 25 biogs
Những hộ chăn nuôi có nhu cầu vay tiền làm hầm biogas cỡ nhỏ khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại
 

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Giám đốc LCASP Bình Định, hiện hợp phần tín dụng trong khuôn khổ LCASP ở Bình Định có 2 định chế tài chính, đó là Ngân hàng Hợp tác xã và Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Bình Định. Tính đến nay, riêng Ngân hàng Hợp tác xã đã giải ngân được nguồn vốn khá, khoảng 3 tỷ đồng, còn Ngân hàng NN-PTNT chưa giải ngân được bao nhiêu. Không chỉ ngân hàng không mặn mà lắm với việc cho hộ chăn nuôi vay làm hầm biogas cỡ nhỏ, mà cả người dân cũng lơ là với nguồn vốn này bởi các quy định khá khắt khe.

Cũng theo ông Diệp, hiện các ngân hàng thương mại có quy định hộ chăn nuôi vay vốn làm hầm biogas phải “gửi” sổ đỏ để ngân hàng giữ, nhằm ràng buộc việc trả nợ của hộ vay.

“Ngân hàng giải tích đây không phải là hình thức thế chấp sổ đỏ, mà ngân hàng chỉ “giữ hộ” sổ đỏ cho hộ chăn nuôi nhằm để hộ vay có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ. Sau khi hộ chăn nuôi hoàn trả vốn vay thì ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ. Đối với nông dân, hình thức “giữ hộ” sổ đỏ của ngân hàng chẳng khác nào thế chấp, bởi sổ đỏ nhà nhà đất của mình cũng bị ngân hàng giữ. Thêm vào đó lãi suất được tính theo lãi suất thương mại nên có mức rất cao, do đó người chăn nuôi cũng không mặn mà lắm với nguồn vốn vay từ hợp phần tín dụng làm hầm biogas cỡ nhỏ”, ông Diệp cho hay.

Thực trạng trên đã khiến những hộ chăn nuôi heo có nhu cầu xây dựng hầm biogas để giải quyết chất thải chăn nuôi mà nhà không sẵn tiền cứ đành phải chạy vạy vay mượn bên ngoài để thực hiện, chứ không dám vay từ các ngân hàng thương mại vì sợ sổ đỏ nhà mình bị ngân hàng “cột”!

“Quy định phải thế chấp sổ đỏ khi vay tiền xây dựng hầm biogas cỡ nhỏ đã khiến các hộ chăn nuôi bức xúc kêu ca. Vấn đề này cũng được các hộ chăn nuôi phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri ở các địa phương có phong trào chăn nuôi mạnh. Phản ánh với ngân hàng thì mấy ổng bảo đây là quy định để bảo toàn vốn. Mấy ổng nói vậy thì mình cũng chịu!”, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc LCASP Bình Định, phân trần.

Cũng theo ông Hùng, trong hợp phần tín dụng, LCASP Trung ương quy định 3 mức vay cho 3 cỡ quy mô của hầm biogas: Nhỏ, vừa và lớn. Hầm biogas quy mô nhỏ dưới 50 khối có mức vay đến 100 triệu đồng/hầm; hầm biogas quy mô vừa, trên 500 khối, có mức vay 1,7 tỷ đồng; hầm biogas quy mô lớn trên 500 khối có mức vay đến 3,7 tỷ đồng.

Hiện ở Bình Định hộ có nhu cầu xây dựng hầm biogas quy mô lớn không nhiều, chủ yếu là hầm biogas cỡ nhỏ và vừa. Tuy nhiên do vướng quy định khắt khe và lãi suất cao của các ngân hàng thương mại nên hộ chăn nuôi không thiết tha với những đồng vốn vay từ ngân hàng.

“LCASP Trung ương đang đề nghị thêm 1 định chế tài chính nữa ngoài 2 Ngân hàng Hợp tác xã và Ngân hàng NN-PTNT để hộ chăn nuôi dễ dàng tiếp cận hơn với đồng vốn vay, đó là Ngân hàng Chính sách xã hội. LCASP Trung ương đã làm việc với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ đề nghị sửa đổi bổ sung hiệp định”, ông Đào Văn Hùng.
 
http://nongnghiep.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây