
Theo ông Khuê, phương pháp ủ phân compost trên hố ủ rất đơn giản. Lượng phân được phối trộn theo tỉ lệ 1 tấn phân chuồng; men ủ vi sinh 20 gói; đường hoặc nước rỉ mật 10kg và chất độn là các loại cây phân xanh, rơm, rạ, trấu, mùn cưa,…cùng cám ngô hoặc cám gạo. Các lớp nguyên liệu ủ lần lượt là lớp chất độn dày 15- 20cm, rộng 1,5 - 2m, sau đó rải phân chuồng, lớp cám ngô hoặc cám gạo, hòa men ủ và rỉ mật tưới đều lên trên mặt; tiếp tục rải các lớp tiếp theo đến khi hết nguyên liệu.
Nhờ được cán bộ dự án LCASP hướng dẫn nên gia đình ông Khuê thực hiện đúng kỹ thuật, thời gian ủ phân chuồng được rút ngắn. Để quá trình ủ phân nhanh và hiệu quả, ông Khuê nuôi giun quế ngay trong khu vực hố ủ. Số giun quế nuôi được ông cho gà và cá ăn, tiết giảm chi phí chăn nuôi. Mỗi năm gia đình thu gần 2 tấn cá, trị giá hơn 100 triệu đồng.

phát triển tốt nhờ bón phân hữu cơ từ hố ủ compost.
Không chỉ gia đình ông Khuê, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã được hưởng lợi từ dự án LCASP trong việc hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật xây hố ủ phân compost. Riêng năm 2017, dự án đã hỗ trợ bà con ở 8 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Ngạn và Lục Nam xây 15 hố ủ phân hữu cơ; đồng thời tổ chức 30 lớp tập huấn cho nông dân về sử dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi để ủ phân compost.
Các hộ tham gia được dự án LCASP hỗ trợ 100% chi phí công xây dựng, nguyên vật liệu và các thiết bị đi kèm như: Máy cắt cỏ, cuốc, xẻng, xe rùa, bạt che… Tổng kinh phí hỗ trợ mỗi hố ủ 20m3 hơn 21 triệu đồng. Qua đó, giúp các hộ chăn nuôi khắc phục ô nhiễm môi trường, có thêm nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng./.