Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án từ đầu Dự án đến tháng 8/2016 của Ban QLDA tỉnh Bình Định

: Thứ năm - 03/11/2016 10:20  |  Đã xem: 1354
Căn cứ tình hình thực hiện các hoạt động của dự án tại địa phương, Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bình Định báo cáo kết quả các hoạt động thực hiện, nội dung cụ thể như sau:

 I. TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tên dự án: Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bình Định.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Mục tiêu chính của dự án: (theo mục tiêu chung của dự án)

5. Quy mô, công suất: Xây dựng 9.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ; 10 công trình quy mô vừa và 15 công trình quy mô lớn.

6.Địa điểm thực hiện dự án: 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bình Định

7. Diện tích sử dụng đất: Trong khuôn viên đất của hộ gia đình chăn nuôi và doanh nghiệp chăn nuôi.

8. Hình thức quản lý dự án: Hành chính sự nghiệp

9.Các mốc thời gian về dự án:

- Ngày phê duyệt quyết định đầu tư: 11/9/2013

 - Thời gian thực hiện dự án: 6 năm (hời gian bắt đầu vào tháng 09/2013 và kết thúc vào tháng 12/2018.

10Tổng mức đầu tư:   59.681,0 triệu đồng Trong đó:  + Vốn của ADB: 55.211,0 triệu đồng

                                            + Vốn đối ứng của tỉnh: 4.470,0 triệu đồng

11. Nguồn vốn đầu tư: Vốn tài trợ từ Ngân hàng phát triển châu Á (theo Hiệp định vay vốn của Chính phủ Việt Nam và ADB) và vốn ngân sách địa phương

12. Mô tả tóm tắt dự án:

12.1. Tên dự án: Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp - Low Carbon Agricultural Support Project (LCASP)

12.2. Nhà tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

12.3. Cơ quan thực hiện dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12.4.Thời gian thực hiện dự án: 6 năm, từ năm 2013 đến năm 2018, đóng tài khoản vốn vay vào ngày 30/6/2019.

12.5. Địa điểm thực hiện dự án: tại 10 tỉnh gồm Bắc Giang, Bến Tre, Bình Định, Hà Tĩnh, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Sóc Trăng, Sơn La và Tiền Giang.

12.6. Tổng ngân sách của dự án: 84,00 triệu USD, trong đó Vốn vay ADB 74 triệu USD; Vốn đối ứng của Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 3,7 triệu USD; Vốn của các định chế tài chính 6,3 triệu USD.

 12.7. Các mục tiêu phát triển của dự án

+ Mục tiêu dài hạn:

Góp phần tăng cường ứng dụng công nghệ quản lý toàn diện chất thải nông nghiệp thông qua thúc đẩy sử dụng năng lượng khí sinh học sạch và phân bón hữu cơ. Nâng cao năng lực cho các bên liên quan bằng cách phổ biến kiến thức và kỹ năng về công nghệ quản lý toàn diện chất thải nông nghiệp cho các đối tượng hưởng lợi.

+ Mục tiêu cụ thể:

1) Cải thiện các hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm từ các công trình khí sinh học; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo nguồn năng lượng sạch, phân bón hữu cơ sinh học và nguồn thu từ cơ chế phát triển sạch (CDM).

2) Tăng cường ứng dụng các công nghệ quản lý chất thải nông nghiệp đã được chứng minh có hiệu quả; thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải nông nghiệp; nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ quản lý chất thải nhằm giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

3) Nâng cao năng lực cho các bên liên quan và phổ biến kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp tới các bên hưởng lợi.

12.8. Nội dung thực hiện dự án

a) Quản lý chất thải chăn nuôi

- Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng 36.000 công trình KSH quy mô nhỏ, 40 công trình KSH quy mô vừa, 10 công trình KSH quy mô lớn.

- Đến năm 2018, đào tạo tập huấn 36.000 hộ nông dân (ít nhất có 50% người được đào tạo là Phụ nữ), 500 thợ xây 160 Kỹ thuật viên, 10 Kỹ sư và 10 nhà thầu xây dựng được đào tạo và đăng ký vào Hiệp hội Khí sinh học.

b) Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

- Đào tạo và thực hiện khoảng 70 mô hình khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp (CSAWMP) tại 10 tỉnh của dự án, trong đó có ít nhất 50% người hưởng lợi là phụ nữ và có sự tham gia của các tổ chức cộng đồng.

- Thực hiện khoảng 21 mô hình nghiên cứu thử nghiệm và nhân rộng mô hình về CSAWMP, 30% mô hình được lồng ghép vấn đề giới. Các mô hình sẽ tập trung vào sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng, điện, phân bón hữu cơ cho lúa và các cây trồng khác.

12.9. Các hợp phần của dự án

Dự án có bốn (04) hợp phần:

- Hợp phần 1. Quản lý chất thải chăn nuôi

- Hợp phần 2. Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học

- Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp

- Hợp phần 4. Quản lý dự án

II. TÌNH HÌNH CHUNG

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY.

         Ngày 27/02/2013, UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản số 597/UBND-TH về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án LCASP cho Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.  

Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bình Định được thành lập theo Quyết định số 505/QĐ-SNN ngày 5/3/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và được kiện toàn theo Quyết định số 1259/QĐ-SNN ngày 26/4/2014; Theo đó, tổ chức bộ máy hoạt động của Ban quản lý dự án hiện nay gồm 10 người (07 cán bộ chuyên trách và 03 cán bộ kiêm nhiệm), cụ thể như sau:

- 03 Cán bộ kiêm nhiệm:

+ Ông Đào Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Giám đốc Ban QLDA LCASP Bình Định;

+ Ông Huỳnh Ngọc Diệp - Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiêm phó Giám đốc Ban QLDA LCASP Bình Định;

         + 01 Cán bộ kỹ thuật là Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM;

- 07 Cán bộ chuyên trách gồm:

+ 1 Kế toán trưởng

+ 1 kế toán viên;

+ 1 Điều phối viên, Kế hoạch (có thời gian làm Tư vấn CPMU tại tỉnh);

+ 2 Cán bộ kỹ thuật và giám sát;

+ 1 cán bộ hành chính, văn thư kiêm thủ quỹ

+ 1 Lái xe

Giám đốc Ban quản lý dự án đã ban hành quyết định quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thực hiện.

PPMU duy trì các cuộc họp tháng với kỹ thuật viên cấp huyện để nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, kiểm tra, nghiệm thu công trình khí sinh học để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của kỹ thuật viên. Đồng thời, PPMU thường xuyên kiểm tra công tác xây dựng, lắp đặt CTKSH tại các địa phương và làm việc với các đơn vị quản lý kỹ thuật viên để tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho kỹ thuật viên hoạt động.

PPMU đã kịp thời tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành định mức hỗ trợ KTV kiểm tra, giám sát, nghiệm thu CTKSH sau khi được CPMU đồng thuận.

Căn cứ văn bản đồng thuận kế hoạch của CPMU, Ban quản lý dự án LCASP tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, tham mưu trình Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành quyết định phê duyệt; đồng thời, tổ chức triển khai, hợp đồng, giao trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị liên quan. Phân công trách nhiệm đôn đốc kiểm tra cho Điều phối viên, Cán bộ giám sát và từng thành viên thực hiện.

2.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN.

* HỢP PHẦN 1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi:

1.1. Tính đến thời điểm báo cáo, Ban quản lý dự án tỉnh đã tổ chức 12 lớp tập huấn về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi, gồm 360 học viên (trong đó có 65 nữ) là cán bộ khuyến nông và nông dân tham dự.

- Thời gian tập huấn 2 ngày/lớp, tại thành phố Quy Nhơn;

- Nội dung chương trình tập huấn: Giới thiệu về dự án; nguồn chất thải, thành phần trong các loại chất thải chăn nuôi và giải pháp xử lý; kỹ thuật sử dụng chất thải chăn nuôi bò để nuôi trùn quế làm thức ăn cho gia cầm và làm phân hữu cơ cho cây trồng; Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường nông nghiệp.

1.2. Thông tin tuyên truyền: PPMU đã ký hợp đồng với 11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức 616 lượt phát thanh trên đài truyền thanh 11 huyện, thị xã, thành phố về mục tiêu và chính sách hỗ trợ của dự án cho hộ dân chăn nuôi, kêu gọi đăng ký tham gia xây dựng công trình khí sinh học (CTKSH).

1.3. Tổ chức 07 cuộc hội thảo về tiêu chí lựa chọn hộ chăn nuôi xây dựng công trình KSH quy mô nhỏ,vừa và lớn.

1.4. Tổ chức đào tạo đội ngũ thợ xây (25 người) và 40 kỹ thuật viên hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn, giám sát kỹ thuật, lập hồ sơ nghiệm thu CTKSH cho hộ dân.

1.5. Tổ chức 1 lớp đào tạo TOT cho cán bộ khuyến nông và nông dân tiêu biểu về công trình khi sinh học quy mô nhỏ, với 30 học viên tham gia.

1.6. Tổ chức tập huấn quản lý chất thải chăn nuôi an toàn và hướng dẫn vận hành công trình khí sinh học cho hộ dân:

- Từ đầu năm 2016 đến 31/7/2016: PPMU đã tổ chức 27 lớp với 950 học viên (trong đó có 288 nữ) cho nông dân xây dựng công trình KSH; thời gian 2 ngày/lớp, tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Lũy kế từ đầu dự án đến nay đã tập huấn: 134 lớp; tổng số: 5.446 học viên, trong đó có 2.454 nữ chiếm 45%.

1.7. Tổ chức cho Kỹ thuật viên hướng dẫn, kiểm tra giám sát hỗ trợ kỹ thuật và làm hồ sơ nghiệm thu và giải ngân cho 4.452 Công trình KSH quy mô nhỏ trên tổng số 5.917 CT KSH quy mô nhỏ đã xây dựng, lắp đặt. Mỗi công trình hỗ trợ cho hộ dân 3 triệu đồng (Phụ lục 2 kèm theo).

1.8. Công tác giám sát công trình khí sinh học đang vận hành được duy trì thường xuyên. Kết quả đã kiểm tra 210 CTKSH quy mô nhỏ. Qua đó, đánh giá, rút kinh nghiệm cho đội ngũ thợ xây, kỹ thuật viên cấp huyện những tồn tại, hạn chế để khắc phục.

*HỢP PHẦN 2: Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học:

2.1. Ban quản lý dự án LCASP tỉnh hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh và các Chi nhánh tại các huyện, thị xã, thành phố tiếp cận với các hộ dân để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân có nhu cầu xây dựng CTKSH thông qua các lớp đào tạo tập huấn vận hành, sử dụng CTKSH do PPMU tổ chức. Mặt khác, cung cấp danh sách các hộ dân đã tham gia thực hiện xây dựng CTKSH cho Ngân hàng tiếp cận.

2.2. Cơ chế tài chính cho vay: Qua tham khảo 2 định chế tài chính thì tình hình giải ngân rất chậm. Tính đến 6 năm 2016:

- Ngân hàng Hợp tác xã (Co-opbank) đã cho vay được 30 hộ, với tổng kinh phí 2,02 tỷ đồng, trong đó chỉ có 4 hộ có tên trong danh sách tham gia dự án. Ngân hàng cho vay thông qua các quỹ tín dụng nhân dân xã, phường, Lãi suất vay môi nơi một khác và không theo quy định của dự án về lãi suất ưu đãi cho dân.

- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) đã cho vay được 1 hộ với số tiền 10 triệu đồng.

* HỢP PHẦN 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp:

 3.1. Tiểu hợp phần 3.1: Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp:

         Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bình Định đã tổ chức hội thảo kêu gọi các nhà khoa học, nông dân, cán bộ khuyến nông đề xuất những nội dung cần nghiên cứu giải quyết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nông nghiệp và phát thải khí nhà kính. Kết quả hội thảo đã có 6 nội dung đề xuất trình PCU xem xét, cụ thể như sau:

1. Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi và phụ phẩm khí sinh học theo chuỗi giá trị

2. Nghiên cứu cải tiến công nghệ khí sinh học theo chuỗi giá trị và sử dụng hiệu quả khí sinh học

3. Nghiên cứu công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước

4. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm trồng trọt theo chuỗi giá trị

5. Nghiên cứu xử lý chất thải nuôi tôm

6. Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả và kỹ thuật canh tác giảm phát thải khí nhà kính theo chuỗi giá trị

 3.2. Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp

  - PPMU đã tổ chức 01 cuộc Hội thảo cho các chủ trang trại, các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông và nông dân đề xuất xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp và tổ chức 02 chuyến tham quan học tập tại các tỉnh tham gia dự án phía Nam, với tổng cộng 19 người tham gia.

 - PPMU đã đề xuất 7 mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp. Kết quả lựa chọn và thông báo mới bày tỏ quan tâm, có 5 mô hình dự kiến sẽ làm hồ sơ trình CPMU cho phép thực hiện (phụ lục 3 kèm theo). PPMU đang chờ CPMU quyết định và hoàn thành gói thầu mua sắm tập trung để ký hợp đồng thực hiện tại địa phương.

- PPMU đã tổ chức đào tạo cán bộ khuyến nông và nông dân về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp: Tính đến ngày 31/7/2016 đã tổ chức 12 lớp tập huấn với 360 học viên tham dự.

Nội dung: về công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi bò để nuôi trùn quế làm thức ăn cho gia cầm và làm phân bón hữu cơ cho cây trồng và tập huấn về công nghệ ủ phân compost làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* HỢP PHẦN 4: Quản lý dự án:

4.1. Quản lý dự án:

- Thực hiện theo quy định của Sổ tay thực hiện dự án và cam kết của Nhà tài trợ.

- Tất cả các kế hoạch hoạt động của PPMU trước khi tổ chức triển khai đề được sự thống nhất, chấp thuận của CPMU và được chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản.

 4.2. Giám sát, đánh giá dự án: Thực hiện theo quy định của Dự án.

 4.3. Kiểm toán và đánh giá định kỳ khi hoàn thành dự án:

- Thực hiện theo quy định của Dự án. Từ đầu dự án đến nay đã có 2 đợt kiểm toán năm 2014 và 2015; 02 đợt kiểm tra quyết toán tài chính năm 2014.

- Qua kết luận của các đoàn kiểm tra: Ban QLDA tỉnh đã thực hiện đúng quy định của Dự án và pháp luật của nhà nước về công tác quản lý tài chính.

4.4. Điều tra cơ bản

 PPMU đã tổ chức điều tra tiềm năng nhu cầu xây dựng, lắp đặt công trình khí sinh học làm cơ sở xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho nông dân. Kết quả đến cuối năm 2014 có trên 14.036 công trình KSH đã xây dựng trong đó dự án LCASP có 1.935 CT quy mô nhỏ. Số hộ chăn nuôi có tiềm năng: 46.726 hộ

4.5. Hệ thống báo cáo của dự án:

Thực hiện theo định kỳ theo quy định của dự án.

III. KẾT QUẢ GIẢI NGÂN.

Từ năm 2013 đến thời điểm báo cáo, Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bình Định đã giải ngân, kết quả như sau (Phụ lục tiến độ giải ngân kèm theo):

Tổng kinh phí: 24.742 triệu đồng. Trong đó;  + Vốn ODA: 23.084 triệu đồng

                   + Vốn Ngân sách địa phương: 1.658 triệu đồng

Tỉ lệ giải ngân so với kế hoạch đạt: 41%

IV. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN.

1. Thuận lợi.

- Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh (Cơ quan Chủ quản đầu tư), Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Chủ đầu tư) và các địa phương. Đặc biệt, Xây dựng, lắp đặt CTKSH góp phần hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

- Kinh phí đối ứng của tỉnh hành năm được phân bổ kịp thời, đầy đủ cho dự án hoạt động.

- Ban quản lý dự án LCASP TW đã quan tâm, hướng dẫn cụ thể các nội dung thực hiện và chủ động xem xét, sớm phê duyệt kế hoạch tài chính các hoạt động ngay từ đầu năm, nên thuận lợi cho công tác tổ chức, triển khai.

- Chăn nuôi của tỉnh Bình Định, nhất là chăn nuôi heo ngày càng phát triển bền vững cả về quy mô, tổng đàn và tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp.

- Công tác thông tin tuyên truyền, vận động luôn được duy trì, người dân nông thôn ngày càng ý thức được tác hại của việc ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi và lợi ích của việc đầu tư xây dựng, lắp đặt CTKSH.

- Giá thịt heo ổn định, hiệu quả chăn nuôi có lãi, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và nhất là chính sách hỗ trợ của dự án nên nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng CT KSH.

2. Khó khăn.

- Trong thời gian đầu mới hình thành Ban quản lý dự án, công tác tổ chức triển khai các hoạt động còn lúng túng.

- Bình Định có 02 mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 – 12 hàng năm, nên hoạt động xây dựng, lắp đặt CTKST và các hoạt động khác triển khai trong thời gian này gặp khó khăn.

- 02 Định chế tài chính hiện này, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay do khó khăn về trình tự thủ tục.

* Ban quản lý dự án đã khắc phục các khó khăn, tổ chức triển khai tốt các hoạt động và hoàn thành kế hoạch hàng năm theo Quyết định đã được phê duyệt.

V. KẾT LUẬN

1. Tình hình thực hiện dự án:

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Ban quản lý dự án LCASP Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định (Chủ đầu tư) và sự phối hợp chặt chẽ giữa PPMU với các đơn vị Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước; Ban quản lý dự án tỉnh đã thực hiện tốt kế hoạch phê duyệt hàng năm, triển khai kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

Trong thời gian qua, hoạt động của dự án chủ yếu là xây dựng, lắp đặt CTKSH cho hộ chăn nuôi có nhu cầu. Ban quản lý dự án đã hướng dẫn đội ngũ kỹ thuật viên cấp huyện theo dõi kiểm tra, giám sát việc xây dựng, lắp đặt CTKSH đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả công trình đưa vào sử dụng và được giải ngân kịp thời, chuyển kinh phí hỗ trợ 3 triệu đồng cho người dân sau khi công trình được nghiệm thu. Tuy nhiên, kế hoạch giải ngân chậm so với số công trình đã xây dựng là do thời gian nghiệm thu bắt buộc người dân phải được tập huấn hướng dẫn vận hành, sử dụng CTKSH để đảm bảo các tiêu chí của dự án; nên một số công trình xây dựng, kap81 đặt hoàn thành nhưng chưa được tập huấn kỹ thuật vận hành vẫn chưa được nghiệm thu, chuyển tiền hỗ trợ.

2. Công tác quản lý dự án:

Bộ máy tổ chức của PPMU đồng bộ, cán bộ có năng lực, tích cực trong mọi hoạt động và có trách nhiệm cao công thực hiện nhiệm vụ.

Quản lý hồ sơ sổ sách được thực hiện theo đúng quy định của dự án và cam kết của nhà tài trợ.

3. Tình hình xử lý, phản hồi thông tin: Trung thực, kịp thời, chính xác.

VI. KIẾN NGHỊ.

6.1. Kiến nghị UBND tỉnh Bình Định.

Tiếp tục quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động dự án.

6.2. Kiến nghị Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

- Sớm xem xét gói thầu mua sắm đầu tiên để CPMU tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ triển khai mô hình các địa phương.

- Thống nhất bổ sung thêm 01 định chế tài chính là Ngân hàng chính sách để người dân có nhu cầu dễ tiếp cận nguồn vốn vay.

- Mở rộng các điều kiện cho vay khi người dân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay, hưởng lợi từ dự án.

6.3. Kiến nghị Ban quản lý dự án LCASP Trung ương.

- Sớm triển khai hướng dẫn thực hiện các mô hình thí điểm và mô hình trình diễn trong kế hoạch 2016.

- Sớm hỗ trợ các thiết bị môi trường, giúp cho PPMU triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát tại địa phương.

- Sớm mua sắm đầu thầu gói thiết bị để các PPMU triển khai các mô hình, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bình Định kính báo cáo UBND tỉnh, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ban quản lý dự án TW, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định xem xét, chỉ đạo./.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây