Báo cáo kết quả thực hiện quý II và kế hoạch triển khai quý III/2015 của Ban QLDA Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp tỉnh Sóc Trăng

: Thứ ba - 13/09/2016 23:20  |  Đã xem: 1479
Thực hiện chỉ đạo của Nhà tài trợ ADB và Ban quản lý Trung ương Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp, Ban quản lý dự án (Ban QLDA) tỉnh Sóc Trăng báo cáo kết quả thực hiện quý II và kế hoạch triển khai dự án quý III như sau:

I. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI QUÝ II

1. Công tác tổ chức:
2. Nghiệp vụ chuyên môn:

A. Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi

Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM)

Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
- Về xây dựng công trình KSH quy mô nhỏ: 435 công trình so với kế hoạch năm 2015 là 1200 công trình, đạt 36,25% kế hoạch năm.
- Công trình KSH vừa và lớn: chưa có quy chuẩn của Ban quản lý dự án Trung ương và đào tạo KTV, nhà thầu nên chưa triển khai được.

B. Hợp phần 2 (Các hoạt động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Hợp tác xã trong việc triển khai cho vay tín dụng :

BQL DA đã có văn bản hướng dẫn cho các địa phương phối hợp với các định chế tài chính triển khai:
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT các huyện chưa triển khai gói tín dụng ra dân;
- Ngân hàng hợp tác xã chưa nhận được chủ trương của Ngân hàng HTXTW

C. Hợp phần 3 (Chuyển giao công nghệ sản xuất NN các bon thấp.
- BQLDA đã đăng ký 07 mô hình sản xuất NN các bon thấp gửi BQLDATW (kèm phụ lục).
- Phối hợp, hỗ trợ BQLDATW khảo sát chuỗi giá trị khí sinh học tạị tỉnh Sóc Trăng

3. Kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh, dự kiến giải ngân năm 2015

Nội dung

 

Tổng số

Kết quả giải ngân

Ghi chú

Hợp phần 1

 Quản lý chất thải chăn nuôi

19

 

 

HP 3

Chuyển giao công nghệ Các bon thấp

32,30

 

 

Tiểu HP 3.1

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ các bon thấp

32,30

32,30

 

Hợp phần 4

Quản lý dự án

505

271

 

Thanh toán cá nhân

505

215

 

Chi phí thường xuyên

 

56

 

 

Hợp phần 4: Chi quản lý dự án
- Chi lương và phụ cấp cho Ban QLDA tỉnh: 115.000.000 VND
- Chi phí hoạt động cho Ban QLDA tỉnh: 56.000.000 VND .

II. KẾT QUẢ GIẢI NGÂN: tổng số, trong đó ADB, CPVN

III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUÝ .III

A. Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi

Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM)
- Tăng cường sâu rộng công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân bằng các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo Sóc Trăng, tài liệu bướm, poster…
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ tiềm năng và các hộ chưa tập huấn nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
- Xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ: 765 công trình.
- Kiểm tra, nghiệm thu công trình khí sinh học quy mô nhỏ: 765 công trình.

Stt

Tỉnh/huyện/xã

Kế hoạch năm 2015

Số CTKSH đã và đang XD/LĐ 6 tháng đầu năm

Số CTKSH XD/LĐ đến cuối năm 2015

Ghi chú

 

Tỉnh Sóc Trăng

1200

435

765

 

C. Hợp phần 3 (Chuyển giao công nghệ sản xuất NN các bon thấp.
- Tổ chức 01 chuyến tham quan trong nước về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi.

IV. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, KIẾN NGHỊ

4.1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (Chủ đầu tư) và có Ban Quản lý Dự án Trung Ương trong việc hướng dẫn hỗ trợ kịp thời tháo gỡ các khó khăn của Dự án Tỉnh.
- Các cấp chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho KTV hoạt động tốt.
- Dự án tỉnh đã tranh thủ phối hợp, kết nối nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội một số địa phương về hỗ trợ vệ sinh nước sạch môi trường để xây dựng/lắp đặt công trình KSH tại huyện Thạnh Trị và Mỹ Tú.

4.2. Khó khăn:

Tỉnh có trên 30% dân số là người dân tộc Khmer đa số là hộ nghèo; Dự án mới được triển khai trong những năm đầu nên thông tin về dự án chưa được nhiều người dân tiếp cận tham gia
- Giá cả sản phẩm chăn nuôi bấp bênh, người dân ở nông thôn đa số thiếu vốn sản xuất nên việc xử lý môi trường họ xem chưa phải là nhu cầu bức thiết nên chưa có quan tâm nhiều việc xử lý môi trường;
- Người chăn nuôi thực sự có nhu cầu nhưng do thiếu vốn đầu tư vào xây lắp công trình KSH.
- Phần hỗ trợ của Dự án chiếm tỉ lệ nhỏ so với vốn đầu tư của người dân.
- Các định chế tài chính chậm triển khai gói tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học hoặc có triển khai nhưng buộc người vay phải thế chấp tài sản nên khó tiếp cận vốn vay.
- Đầu năm triển khai thực hiện dự án hoạt động tương đối tốt. Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 2014 tiến độ hoạt động của dự án chậm lại; do hộ chăn nuôi trông chờ vào Quyết định 50/2014/QĐ-TTg triển khai có mức hỗ trợ cao mới thực hiện.
- Các đội lắp đặt của các công ty tham gia dự án thực hiện chậm, đôi khi chưa thực hiện đúng giao ước với hộ dân; khi CTKSH xảy ra sự cố kỹ thuật chậm được xử lý.

4.3. giải pháp thực hiện:

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các cuộc tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật của các Công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi… trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia cùng dự án, góp phần phát triển chăn nuôi một cách bền vững và bảo vệ môi trường.
- Phối hợp cùng các công ty tham gia lắp đặt công trình KSH, chính quyền các xã thuộc nông thôn mới… xây dựng các điểm trình diễn để người dân tham quan tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Phối hợp với Chi cục thú y, Khuyến nông chỉ đạo hệ thống nhân viên xuống tận các hộ dân để vận động, tuyên truyền để người dân thấy được ý nghĩa của việc quản lý chất thải chăn nuôi.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, tài liệu bướm… nhằm giúp người dân nhận thức đầy đủ về lợi ích của công trình KSH mang lại.

4.4. Kiến nghị:

- BQLDATW xem xét phối hợp, lồng ghép Dự án LCASP với BCĐ Nông thôn mới của Bộ để đẩy nhanh tiến độ dự án tại các xã nông thôn mới thực hiện tiêu chí 17.1
- BQLDATW xem xét xây dựng thiết kế tài liệu truyền thông (Pano, CD…để tăng hiệu quả tuyên truyền đến hộ dân.
- BQLDATW thúc đẩy các định chế tài chính sớm triển khai HP2 tín dụng cho các giá trị khí sinh học cụ thể các thủ tục , hình thức vay vốn rõ ràng để người dân được tiếp cận nguồn vốn của dự án.
- Hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng xây dựng mô hình thí điểm công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp phù hợp với lợi thế và điều kiện sản xuất tại địa phương.
- BQLDATW xem xét cấp thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường của Tỉnh theo đề nghị.
- Ban quản lý dự án Trung ương sớm thúc đẩy triển khai hợp phần 2 để người dân không đủ vốn nhưng có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn để phát triển các chuỗi giá trị khí sinh học.
- Ban quản lý dự án Trung ương triển khai lớp tập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi cho các công trình KSH quy mô vừa và lớn.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây