Báo cáo kết quả thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) năm 2015 kế hoạch hoạt động dự án năm 2016

: Thứ ba - 13/09/2016 23:20  |  Đã xem: 1821
Thực hiện chỉ đạo của Nhà tài trợ ADB và Ban quản lý Trung ương Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp. Triển khai Kế hoạch tài chính và dự toán chi tiết hoạt động Dự án “Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp” tỉnh Sơn La năm 2015 đã được chủ đầu tư Phê duyệt tại Quyết định số 123/QĐ-SNN ngày 20 tháng 3 năm 2015. Ban quản lý dự án LCASP Sơn La báo cáo kết

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2015.

Tổng vốn: 4.607.950.000 VNĐ
Trong đó: - Vốn vay ADB:               3.857.950.000 VNĐ
               - Vốn đối ứng của Tỉnh:   750.000.000 VNĐ

1. Hợp phần 1: Quản lý chất thải trong chăn nuôi

a) Tiểu hợp phần 1.1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển cơ chế phát triển sạch (CDM)

- Hội thảo, tuyên truyền và hướng dẫn cho người nông dân về quản lý chất thải trong chăn nuôi và lợi ích của công trình khí sinh học. Tổ chức được 50 cuộc hội thảo tuyên truyền trên địa bàn 47 xã thị trấn với 2.000 lượt người tham dự, trong đó: (Dân tộc 1.620 người chiếm 81%; Nam 1.543 người chiếm 77%, nữ 457 người chiếm 23%)

- Tổ chức 32 lớp tập huấn vận hành công trình khí sinh học cho 632 hộ xây dựng/ lắp đặt công trình khí sinh học, trên địa bàn 26 xã, phường Thị trấn của 12 huyện/Thành phố trong đó: (Dân tộc 285 người chiếm 45%; Nam 456 người chiếm 72%, nữ 176 người chiếm 28%)

- Tổ chức 14 cuộc tập huấn tại nhà về vận hành công trình khí sinh học cho 54 hộ xây dựng/ lắp đặt công trình khí sinh học, trên địa bàn 21 xã, phường Thị trấn của 12 huyện/Thành phố trong đó: (Dân tộc 32 người chiếm 59%; Nam 44 người chiếm 81%, nữ 10 người chiếm 19%)

- Phối hợp với Hệ thống Khuyến nông tổ chức tuyên truyền về lợi ích của công trình khí sinh học cho nông dân trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Khuyến nông...

b) Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
- Ký hợp đồng với 12 Trạm Khuyến nông để triển khai xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học.
- Phối hợp với Kỹ thuật viên huyện kiểm tra, rà soát những hộ dân có nhu cầu xây dựng/ lắp đặt công trình khí sinh học.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho Kỹ thuật viên huyện, các hộ nông dân xây, lắp đặt công trình khí sinh học (Khảo sát, thiết kế, giám sát chất lượng, nghiệm thu và hướng dẫn vận hành công trình khí sinh học).
- Kiểm tra, giám sát công trình khí sinh học đang vận hành nhằm đảm bảo về môi trường.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật viên về công nghệ khí sinh học, quản lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi cho 24 học viên là cán bộ khuyến nông ở các huyện thành phố.

* Tổng số công trình xây dựng/lắp đặt năm 2015: 1707 công trình.

Trong đó: 
+ Công trình đúng tiêu chí dự án 686 công trình (235 công trình xây bằng gạch theo KT1; 451 công trình bằng vật liệu Composit.
+ Công trình Composit của 6 công ty không đạt tiêu chuẩn là 1021 công trình gồm: (Môi trường xanh: 174 công trình; Thăng Long 40 công trình; Thành Lợi 632 công trình; Đại Phát 32 công trình; Ngọc Thúy 70 công trình; Thành Lộc 73 công trình không đúng KT3C ). 

- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu 686 công trình đã xây dựng hoàn thành đầy đủ các hạng mục.
- Tiến hành kiểm tra, thống kê số lượng hầm khí sinh học và xác định các hộ tiềm năng xây dựng công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh.

2. Hợp phần 2. Các hoạt động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Hợp tác xã trong việc triển khai cho vay tín dụng

Thực hiện văn bản số 849/DANN-LCASP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Quản lý Trung ương dự án LCASP về việc triển khai hợp phần 2, tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học thuộc dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp. Ban quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh Sơn La, có Công văn số 14/CV-LCASP, ngày 04 tháng 6 năm 2015 gửi các trạm Khuyến nông và kỹ thuật viên huyện để tuyên truyền cho các xã phường, thôn bản, hộ nông dân đã xây dựng công trình khí sinh học có nhu cầu vay vốn và hướng dẫn thủ tục vay vốn.Tổng hợp số lượng công trình đã xây dựng hoàn thành đầy đủ các hạng mục chuyển cho các chi nhánh Ngân hàng để thẩm định và làm thủ tục vay. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hộ nào được vay với lý do:

Huyện Sốp cộp trên địa bàn huyện không có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, huyện Sông Mã, Mộc Châu mức cho vay quá thấp (chỉ bằng 80% số tiền xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học) và có hộ không có tài sản thế chấp vì sổ đỏ đã thế chấp vay nguồn khác… Nên Ngân hàng không cho vay, không đúng theo quy định tại Quyết định số 1063/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc Agribank và Quyết định số 510/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/4/2015 của Tổng Giám đốc Agribank

3. Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp

Phối hợp với Viện Tưới tiêu và Đoàn tư vấn của ADB khảo sát điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện để xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và kế hoạch đào tạo về Công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp vào sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.

4. Hợp phần 4. Chi quản lý dự án
- Chi lương và phụ cấp cho Ban quản lý dự án.
- Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án.

5. Kết quả giải ngân
- Tổng số tiền: 3.079.335.900 đồng .

Trong đó:
 + ADB: 2.642.136.300 đồng.
+ CPVN: 437.199.600 đồng.

6. Công tác khác
- Tham gia các cuộc: Hội thảo, tập huấn do CPPMU tổ chức.

II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2016.

- Hội thảo tuyên truyền cho người nông dân về quản lý chất thải trong chăn nuôi và lợi ích của công trình khí sinh học.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật vận hành cho các hộ xây dựng công trình khí sinh học.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật vận hành tại nhà cho các hộ đã đã xây dựng công trình.

- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các công trình khí sinh học (khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, quản lý chất lượng…)

- Hoàn thành đánh giá, giám sát và nghiệm thu các công trình khí sinh học quy mô nhỏ tại 12 huyện, thành phố.

- Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn đào tạo cho nông dân và cán bộ khuyến nông về công nghệ phù hợp với ứng dụng sản xuất nông nghiệp Các bon thấp trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

Triển khai thực hiện 6 mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Thuận lợi.

 Dự án được sự ủng hộ, đồng thuận cao của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân trong tỉnh.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban quản lý dự án Trung ương, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT trong các hoạt động của đơn vị.

2. Khó khăn.

- Kỹ thuật viên tại các huyện làm việc kiêm nhiệm nên phần nào đã ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện tại các cơ sở.

- Sơn La là tỉnh nghèo, ngân sách chủ yếu là Trung ương cấp nên nguồn vốn đối ứng cho hoạt động của dự án gặp nhiều khó khăn.

- Hiện tại trên địa bàn Sơn La có nhiều đơn vị tham gia cung ứng công trình KSH bằng vật liệu composite không nằm trong quy định của dự án (LCASP) như: Thăng Long, Thành đạt, Thành lợi, Môi trường xanh, Ngọc Thúy…. giá cả rất rẻ chỉ bằng 1 nửa hoặc 2 phần 3 của 4 loại công ty được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận nên người dân tham rẻ toàn lắp đặt các loại công trình của các công ty này.

- Chính phủ ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoan 2015 - 2020. Theo khoản a mục 3 điều 3 của Quyết định số 50/QĐ-TTg mức hỗ trợ cao hơn của dự án.

- Ngày 13 tháng 5 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND về Quy định chi tiết thực hiện Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La mức hỗ trợ xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học (Biogas) 5 triệu đồng/1 công trình cao hơn mức hỗ trợ của dự án (dự án 3 triệu đồng/1 công trình). Nên nhiều hộ nông dân đăng ký xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học, có hộ đã đào hố xong dừng lại để chờ mức hỗ trợ cao hơn.

3. Kiến nghị

- Đề nghị Ban quản lý Trung ương dự án LCASP sớm cho ý kiến về hợp phần 3 (6 mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp) để Ban quản lý dự án tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.

- Đề nghị UBND tỉnh Sơn La cân đối nguồn vốn và lồng ghép phần Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi. Giao Ban quản lý dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” do sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La làm chủ đầu tư làm đầu mối triển khai thực hiện.

- Đề nghị UBND tỉnh Sơn La cấp đủ vốn đối ứng các hoạt động theo kế hoạch tổng thể Bộ giao.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây