Bắc Giang: Lựa chọn mô hình thí điểm xử lý chất thải

: Thứ hai - 26/09/2016 10:20  |  Đã xem: 1441
Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường là vấn đề tồn tại ở nhiều địa phương. Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) Bắc Giang đang triển khai hoạt động hỗ trợ, tư vấn người dân giải quyết tồn tại này. Tiến sĩ Nông hoc Bùi Thế Hùng, điều phối viên Dự án sẽ cung cấp cụ thể tới người dân thông tin về việc lựa chọn cho mô hình thí điểm xử l

Cán bộ Dự án đi kiểm tra thực tế tình hình công tác chăn nuôi.

Được biết, Dự án hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp đang tiến hành lựa chọn cho mô hình thí điểm xử lý chất thải thu hút sự quan tâm chú ý của các hộ chăn nuôi. Vậy xin ông cho biết, mục tiêu, ý nghĩa của việc lựa chọn này?

Như chúng ta đã thấy, ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng, hầu hết các hộ dân đều chăn nuôi với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chưa xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình chất thải chăn nuôi. Vì vậy, dự án hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp đã và đang tiến hành tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh. Trước tiên, chúng tôi tiến hành lựa chọn mô hình thí điểm xử lý chất thải để làm mẫu cho các hộ dân tham quan, học tập trước khi nhân rộng. 

Theo đó, việc lựa chọn mô hình thí điểm này nhằm xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi; giúp hộ chăn nuôi làm ra nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao; tạo khí sinh học chạy máy phát điện; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời qua đây, tăng thu nhập cho người dân.

Vậy các hộ được lựa chọn sẽ tiến hành triển khai các mô hình nào, thưa ông?

Có 2 dạng mô hình cho hộ dân lựa chọn là mô hình tách phân ở trang traị và tách phân di động ở nhóm hộ.

Xin ông cho biết tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia mô hình thí điểm trình diễn của dự án là gì ?

Có 9 tiêu chí chọn hộ/trang trại, đó là: có vấn đề môi trường trong chăn nuôi cần xử lý; hộ dân có ít nhất 1.000 đầu lợn (hoặc tương đương); có tinh thần tự nguyện tham gia mô hình; có sẵn cơ sở hạ tầng gồm hệ thống thu gom chất thải, bể chứa chất thải lỏng, mặt bằng để lắp đặt các thiết bị mô hình và chứa chất thải rắn sau khi tách; có nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ; có vị trí thuận tiện cho các hộ đến tham quan, đào tạo, tập huấn; không vướng mắc về tài chính: như nợ ngân hàng khó đòi, tranh chấp đất đai....; ưu tiên trang trại sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ hoặc người dân tộc; không vi phạm pháp luật và không nằm trong quá trình thực hiện/ thi hành các bản án.

Dự án lựa chọn mô hình làm điểm về xử lý chất thải chăn nuôi

Thưa ông, các hộ tham gia dự án có quyền lợi, trách nhiệm như thế nào? 

Về phía dự án sẽ đầu tư hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, thông tin tuyên truyền) và các thiết bị chính. Các thiết bị được dự án sử dụng để thực hiện mô hình tại trang trại/hộ dân tham gia mô hình là tài sản thuộc về dự án, do Ban QLDA tỉnh quản lý. Sau khi kết thúc dự án (30/6/2019), tài sản được xử lý theo quy định của nhà nước.

Về phía đối tượng hưởng thụ sẽ đảm nhiệm các chi phí khác theo đề xuất mô hình mà dự án không hỗ trợ.

Thưa ông, để tham gia, đối tượng cần thực hiện thủ tục gì?

 Trước tiên, cần có đơn xin tham gia mô hình; kê khai thông tin về hộ/ trang trại; có biên bản lựa chọn hộ dân/trang trại xây dựng mô hình; viết cam kết tham gia mô hình và ký hợp đồng trách nhiệm.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây