Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án từ đầu Dự án đến tháng 8/2016 của BQLDA tỉnh Nam Định

: Thứ ba - 04/10/2016 23:20  |  Đã xem: 1542
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp được triển khai từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2019, đến nay đã được một nửa thời gian toàn dự án, theo kết quả chung thì tiến độ thực hiện đã đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch xây dựng hàng năm và kế hoạch điều chỉnh tổng thể của dự án, cụ thể như sau:

I.   Tóm tắt Dự án

1. Giới thiệu chung

- Tên Dự án: Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (Low carbon Agriculture support Project, viết tắt LCASP);
- Nhà tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu á (ADB);

* Thông tin BQL Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp tỉnh Nam Định
- Tên giao dịch của Ban quản lý Dự án: Ban quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Lcasp) tỉnh Nam Định.
- Trụ sở làm việc: số 07 Trần Nhật Duật, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại/Fax:   03503 649 248      - Email: lcaspnamdinh@gmail.com
- Tài khoản: Kho bạc Nhà nước
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Nam Định.

2. Mục tiêu dự án
* Mục tiêu dài hạn:
Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

* Mục tiêu ngắn hạn:
Hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh học được cải thiện một bước; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại bền vững; tạo ra nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; tạo nguồn thu từ dự án CDM.
Ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong lĩnh vực thủy sản và trồng trọt đã được khẳng định hiệu quả trên thế giới, thử nghiệm trong điều kiện Việt Nam và nhân rộng có chọn lọc các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Cụ thể:
+ Cải thiện hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, tăng cường sử dụng phế phụ phẩm chăn nuôi để tạo nguồn năng lượng sạch và phân bón hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện sinh kế và chất lượng đời sống nông dân nông thôn, tạo nguồn thu từ bán chứng chỉ các bon (CER) thông qua xây dựng 36.000 công trình KSH quy mô nhỏ, 40 công trình KSH quy mô vừa, 10 công trình KSH quy mô lớn;
+ Thông qua thực hiện 21 đề tài nghiên cứu ứng dụng trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp, đưa ra các giống và quy trình sản xuất nông nghiệp phù hợp với địa phương nhằm thúc đẩy áp dụng các công nghệ sản xuất lúa hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng phế phụ phẩm trong trồng lúa (rơm, rạ, vỏ trấu,…) để tạo nguồn năng lượng tái tạo (thông qua nghiên cứu các bếp lò cải tiến sử dụng nguyên liệu đốt là phế phụ phẩm nông nghiệp dùng trong nấu bếp tại nông thôn) và than sinh học (biochar) để làm phân bón hữu cơ nhằm từng bước giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường;
+ Thông qua thực hiện 60 mô hình khuyến nông tại 10 tỉnh tham gia dự án, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch (giảm phát thải khí nhà kính, tái sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường) đã được thử nghiệm thành công tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản;
+ Áp dụng cơ chế đầu tư hiệu quả và bền vững giữa Chính phủ và tư nhân: Chính phủ đầu tư nghiên cứu và giới thiệu các công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả và phù hợp với địa phương.

3. Các hợp phần của Dự án (Dự án có 4 hợp phần):
Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi
Hợp phần 2: Tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học
Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp
Hợp phần 4: Quản lý dự án

Cụ thể:
Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuô
Hoạt động 1: Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các công trình KSH
+ Đào tạo đội ngũ thợ xây và những người làm dịch vụ liên quan đến xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình khí sinh học và các hạng mục môi trường có liên quan;
+ Hỗ trợ kỹ thuật cho khảo sát, thiết kế, chuẩn bị hồ sơ vay vốn và giám sát chất lượng, nghiệm thu các công trình khí sinh học quy mô nhỏ, vừa và lớn thuộc dự án;
+ Thực hiện quản lý giám sát chất lượng các công trình khí sinh học do dự án tài trợ;
+ Thu thập nhu cầu của địa phương về phát triển các công trình khí sinh học và quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi, thực hiện thông tin tuyên truyền để phát triển công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn. 

Hoạt động 2. Hỗ trợ tài chính cho xây dựng các công trình KSH

Dự kiến:
+ Hỗ trợ 3 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 4.700 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
+ Hỗ trợ 10 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 10 công trình khí sinh học quy mô vừa;
+ Hỗ trợ 20 triệu VNĐ/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 2-5 công trình khí sinh học quy mô lớn;

Hoạt động 3. Thực hiện các mô hình trình diễn nhằm phát triển các công nghệ quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi
Xây dựng 1-2 mô hình trang trại chăn nuôi các bon thấp theo hướng VietGAP đạt tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào (giống, kỹ thuật chăn nuôi, thu gom chất thải), sử dụng khí ga từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;

Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm xây dựng 5-10 mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí ga, cung cấp khí ga dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm tận dụng tối đa lượng khí ga thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh học;

Hợp phần 2: Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học
Dự án sẽ cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và nông dân (có ưu tiên về giới) tham gia dự án thông qua các định chế tài chính (VBARD, Ngân hàng Hợp tác và các định chế tài chính đạt tiêu chuẩn khác) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị khí sinh học - bao gồm cho vay từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom chất thải, các hầm khí sinh học, các thiết bị sử dụng khí sinh học (bếp, máy phát điện, lò sấy, đường ống dẫn khí ga, ...), các hạng mục xử lý môi trường (bể lắng, bể lọc, …), các hạng mục bảo quản, vận chuyển chất cặn thải để sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp
Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp
- Xây dựng 9 - 10 mô hình thí điểm trình diễn về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và giảm phát thải khí nhà kính 
- Đào tạo cho 50 cán bộ khuyến nông và 700 – 1.000 nông dân về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp thông qua các ứng dụng quản lý chất thải nông nghiệp thích ứng với khí hậu: VD kỹ thuật ủ phân compost,…

Hợp phần 4: Quản lý dự án
- Hỗ trợ chi phí hoạt động cho Ban QLDA tỉnh (PPMU);
- Cung cấp tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án;
- Thực hiện điều tra cơ bản và xây dựng hệ thống giám sát đánh giá dự án.

II. Tình hình chung
1. Tổ chức, bộ máy

- Tóm tắt về tổ chức và bộ máy hiện tại:
+ Cấp tỉnh: Hiện tại Ban quản lý dự án LCASP Nam Định gồm 14 người theo Quyết định số 200/QĐ-SNN ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc điều chỉnh, phân công lại một số thành viên Ban quản lý dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” tỉnh Nam Định, trong đó:

+ 01 Giám đốc;
+ 01 Phó Giám đốc;
+ Bộ phận Kế toán;
+ Bộ phận Hành chính (có 01 đồng chí chuyên trách);
+ Bộ phận Kỹ thuật;

 Ban QLDA làm việc theo chế độ: 13 đồng chí kiêm nhiệm và 01 đồng chí Hợp đồng chuyên trách.
+ Cấp huyện: tổng có 10 đồng chí kỹ thuật viên cấp huyện: 01 đồng chí/huyện, thành phố; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

- Phản ánh những thay đổi về tổ chức và bộ máy so với báo cáo kỳ trước:

TT

Họ và tên

Chức danh hiện tại

Chức danh cũ

Ghi chú

1

Hoàng Thị Tố Nga

Giám đốc BQLDA

Phó GĐ BQLDA

Thay đ/c

Nguyễn Phùng Hoan

2

Ninh Văn Hiểu

Phó GĐ BQLDA

Thành viên Ban

 

3

Nguyễn Trọng Tấn

Điều phối viên

Nghỉ làm việc tại Ban QLDA trong thời gian đi học cao cấp chính trị

4

Lê Thị Thảo

Phụ trách hành chính

Điều phối viên

        Thay đ/c Tấn trong thời gian đi học

5

Nguyễn Đức Lâm Nghiệp

Cán bộ kỹ thuật

   Mới điều động bổ sung


2. Tình trạng chung của các hoạt động dự án
a. Tóm tắt các thành tựu chính
- Từ khi triển khai dự án LCASP tại Nam Định đã hỗ trợ tài chính cho hơn 3.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ; hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 3.000 người chăn nuôi trong việc vận hành công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo môi trường.
- Góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tạo cảnh quan sạch, đẹp, cuộc sống hòa thuận tại nông thôn;
- Tạo nguồn năng lượng khí sinh học phục vụ sinh hoạt hàng ngày;
- Giải phóng phần nào sức lao động của phụ nữ và trẻ em (không phải dùng rơm, rạ, trấu và kiếm nhiên liệu để đun nấu);
- Tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học từ nước thải và bã thải biogas.
- Cải tạo đất trồng trọt do đã sử dụng nhiều phân vô cơ.
- Góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn: hạn chế vấn đề kiện tụng, cãi vã giữa người chăn nuôi và dân cư xung quanh.
- Tăng tính đùm bọc, sẻ chia của người Việt: đối với những gia đình không dùng hết khí do hầm Biogas sinh ra có thể cho hàng xóm dùng chung.

b. Những thuận lợi chính trong quá trình thực hiện.
- Dự án được sự ủng hộ của UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Các hoạt động của Ban quản lý Trung ương triển khai nhanh nên Ban quản lý dự án tỉnh nắm bắt thông tin kịp thời phục vụ cho việc triển khai dự án có nhiều thuận lợi.
- Việc hỗ trợ đến người tham gia dự án nhanh, thuận lợi, không gây phiền hà, sách nhiễu nên được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền các cấp từ huyện, xã đến thôn xóm, đặc biệt là người dân nông thôn.
- Ý thức của người chăn nuôi thay đổi, nâng cao trong phát triển kinh tế gia đình gắn với xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

c. Những khó khăn chính trong quá trình thực hiện phải giải quyết.
- Nhận thức của một số người dân về xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Nhiều công ty cung cấp bể Composite bên ngoài dự án lắp đặt các công trình khí sinh học chưa được công nhận tiến bộ kỹ thuật với giá thành thấp nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

3. Thông tin mới nhất
Các thông tin mới nhất có liên quan đến dự án:
- Giá cả thị trường liên quan tới hoạt động dự án; giá trị tuyệt đối và thay đổi đối với báo cáo kỳ trước (tăng/ giảm %): không có sự thay đổi
- Xu hướng về số lượng hộ/ tổ chức tham gia dự án: Tăng hơn so với kế hoạch
- Những thay đổi về kế hoạch và hiệu lực trong các quy định của tỉnh: không có sự thay đổi.
- Các sự kiện khác với ảnh hưởng tiềm tàng đến việc thực hiện dự án (như các dự án mới, mở hoặc đóng cửa các cơ sở có liên quan đến dự án):

+ Công ty TNHH phát triển công nghệ khí sinh học Môi trường xanh cung cấp bể Composite với công nghệ ngoài dự án.
+ Công ty Thành Lộc triển khai chậm.
+ Các kiểu công trình như bể đúc bằng bê tông, ống thống ... (ở Ý Yên) có hiệu quả tốt nhưng không nằm trong dự án

III. Tiến độ thực hiện theo hợp phần
1. Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi
1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và thị trường các bon
1.1.1. Hoạt động 1:Xây dựng các mô đun đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp và tổ chức đào tạo cho những người giám sát, vận hành chuỗi giá trị KSH và các bên liên quan khác để áp dụng và phổ biến trong các tỉnh dự án.

( Tập huấn cho nông dân)
- Kế hoạch tổng thể: 25 lớp; 700 người
- Tiến độ thực hiện: 17 lớp; 510 người
- Vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, khó giải quyết trong nông thôn do vẫn còn rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vì vậy việc tập huấn cho các hộ chăn nuôi các biện pháp xử lý chất thải ngoài việc xây dựng các công trình khí sinh học đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền các cấp và của người dân các địa phương.
- Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã tập huấn cho các hộ dân có lượng chất thải vượt quá khả năng xử lý của công trình khí sinh học hoặc các hộ dân chưa có công trình khí sinh học các biện pháp ủ phân vừa để xử lý chất thải vừa có nguồn phân hữu cơ phục vụ cho cây trồng nên đã giảm được nhiều về vấn đề ô nhiễm trực tiếp từ chất thải chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng giảm việc sử dụng phân vô cơ làm chai đất và tăng hiệu ứng khí nhà kính.
- Qua các lớp tập huấn, người chăn nuôi được hướng dẫn cả về lý thuyết và thực hành các biện pháp xử lý chất thải ngoài việc sử dụng công trình khí sinh học nên tất cả những người tham gia tập huấn đều phấn khởi vì họ đã phần nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi của họ gây ra, chính quyền địa phương cũng rất đồng tình ủng hộ.

1.1.2. Hoạt động 2: Tiêu chuẩn hoá và phổ biến gói thiết kế cho quản lý chuỗi khí sinh học.( Thông tin tuyên truyền, hội thảo lựa chọn tiêu chí, tập huấn vận hành CTKSH)
- Kế hoạch tổng thể thông tin tuyên truyền: 30 lớp; 2100 người
- Tiến độ thực hiện: 31 lớp; 2140 người
- Kế hoạch tổng thể vận hành: 120 lớp; 4700 người
- Tiến độ thực hiện: 55 lớp ; 2507 người
- Ban quản lý dự án (BQLDA) đã phối hợp với các cơ quan báo, đài của Tỉnh, huyện thông tin tuyên truyền về dự án liên tục từ khi triển khai dự án đến nay tạo điều kiện cho nhiều người chăn nuôi nắm bắt thông tin về dự án

BQLDA đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các địa phương tổ chức hội nghị, lồng ghép trong các hội nghị của địa phương và các tổ chức đoàn thể để thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia dự án tới người chăn nuôi, lãnh đạo các địa phương từ tỉnh tới thôn/xóm.

Tất cả các hộ tham gia dự án đều được tập huấn các kiến thức về vận hành công trình khí sinh học, các biện pháp phòng chống rủi do trong quá trình sử dụng, các biện pháp chăn nuôi an toàn, phòng chống dịch bệnh trước khi đưa công trình vào sử dụng

- Thông qua các biện pháp thông tin tuyên truyền, rất nhiều hộ chăn nuôi đã tiếp cận được với dự án, giúp họ khắc phục khá tốt vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, hơn nữa còn làm tăng hiệu quả kinh tế từ việc tiết kiệm tiền chất đốt, giảm công lao động, giải phóng bớt sức lao động cho phụ nữ và trẻ em gái trong các gia đình nên hầu hết những hộ chăn nuôi tham gia dự án đều rất hài lòng

1.2. Tiểu hợp phần 1.2: Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học

1.2.1. Hoạt động 7:Giám sát vận hành các công trình KSH với các hạng mục môi trường đầy đủ.(Chi phí cho KTV hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra giám sát công trình KSHvà điều tra thu thập cơ sở dữ liệu)

- Kế hoạch tổng thể: 400 công trình

- Tiến độ thực hiện: 286 công trình

- Ban quản lý dự án Trung ương đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổng thể để hỗ trợ kinh phí cho công tác điều tra thu thập dữ liệu góp phần xây dựng kế hoạch sát với thực tế hơn; Các chi phí cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của kỹ thuật viên huyện, việc giám sát công trình khí sinh học được tính toán đầy đủ, hợp lý tạo điều kiện tốt cho cán bộ kỹ thuật hoạt động có hiệu quả

- Được sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên huyện nên các hộ tham gia dự án đã nắm bắt được quy trình xây dựng/lắt đặt các công trình khí sinh học đạt chuẩn để có thể tự giám sát các đội thợ xây hoặc đội lắp đặt công trình KSH đảm bảo chất lượng. Cán bộ kỹ thuật của tỉnh, huyện tăng cường giám sát, kiểm tra các công trình đang hoạt động giúp khắc phục các sự cố kịp thời giúp cho các hộ chăn nuôi yên tâm về chất lượng công trình.

1.2.2. Hoạt động 8: Đào tạo và cấp chứng nhận cho các kỹ thuật viên, thợ xây, kỹ sư và nhà thầu để hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học.

1.2.2.1. Đào tạo Kỹ thuật viên.
Ban quản lý dự án Trung ương đã tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật viên giúp các tỉnh có đủ cán bộ để triển khai dự án và thay thế khi cần thiết

1.2.2.2.  Đào tạo Thợ xây.
Do kế thừa được đội ngũ thợ xây đã qua đào tạo từ dự án Khí sinh học Hà Lan (dự án SNV) nên đến nay BQLDA tỉnh chưa đào tạo đội ngũ thợ xây. Trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu và để đẩy nhanh tiến độ của dự án BQLDA tỉnh sẽ tổ chức đào tạo bổ sung một số đội thợ xây (dự kiến đầu năm 2017 sẽ tổ chức)

1.2.3. Hoạt động 9: Hỗ trợ tài chính cho các công trình khí sinh học.
- Kế hoạch tổng thể: 4.700 công trình
- Tiến độ thực hiện: 3399 công trình
- Do kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm được xây dựng và phê duyệt kịp thời nên việc hỗ trợ kinh phí cho các công trình khí sinh học đã được nghiệm thu đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời
- Hầu hết các hộ chăn nuôi tham gia dự án đều nhận được tiền hỗ trợ nhanh chóng, đầy đủ đúng quy định của dự án (BQLDA tỉnh chuyển tiền qua hệ thống Bưu điện, kinh phí chuyển tiền do BQLDA chi trả, người dân nhận đủ 3 triệu đồng/công trình) nên rất vui vẻ và tin tưởng ở dự án, nhiều hộ dân qua đó đã giới thiệu được nhiều hộ cùng tham gia.

3. Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp
3.1. Tiểu hợp phần: Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp
3.1.2. Hoạt động 2: Thiết lập hệ thống thông tin cho việc chia sẻ các ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp.( Thông tin tuyên truyền)
3.1.3. Hoạt động 3: 9

Đào tạo cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông (bao gồm tổ chức các chuyến tham quan học tập) về ứng dụng hiệu quả các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
- Kế hoạch tổng thể: tổ chức 04 chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm các tỉnh
- Tiến độ: đã thực hiện 01 chuyến

3.2. Tiểu hợp phần 3.2: Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp

3.2.1.Hoạt động 6: Xây dựng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.( Hội thảo xác định mô hình, kinh phí thực hiện mô hình)
- Kế hoạch tổng thể: 10 mô hình
- Tiến độ thực hiện: Đang triển khai các hoạt động để thực hiện

3.2.2. Hoạt động 7: Đào tạo cán bộ khuyến nông và nông dân về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
- Kế hoạch tổng thể: 40 lớp, 1200 người
- Tiến độ thực hiện: 10 lớp, 300 người

Ban quản lý dự án đã đào tạo cho các cán bộ khuyến nông huyện, xã và những hộ nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi như: ủ phân compost, nuôi giun quế ... để xây dựng một đội ngũ cán bộ làm hạt nhân tuyên truyền, hướng dẫn lại cho các hộ chăn nuôi khác cùng hưởng lợi. Sau các lớp tập huấn hầu hết mọi người đều nắm dược kiến thức cơ bản về xử lý chất thải chăn nuôi, đã có nhiều cán bộ, hộ nông dân triển khai thực hành và nhân rộng mô hình cho các hộ chăn nuôi khác làm theo, kết quả rất tốt.

4. Hợp phần 4: Quản lý Dự án

4.1. Quản lý dự án
Đã tiến hành thành lập Ban quản lý dự án để quản lý thực hiện dự án theo đúng hướng dẫn của Ban quản lý dự án trung ương.
Thực hiện chi phí quản lý dự án đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và theo quy định hiện hành của nguồn vốn ADB và chính phủ Việt Nam

4.2. Giám sát, đánh giá dự án

4.3. Kiểm toán và đánh giá hoàn thành dự án
Sổ sách chứng từ, Báo cáo quyết toán hàng năm đều được lập đầy đủ theo đúng quy định hiện hành và nộp đúng kỳ hạn.
Báo cáo quyết toán hàng năm đều được kiểm toán và thẩm tra phê duyệt của Sở Tài chính tỉnh Nam Định và Bộ Nông nghiệp nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.4. Điều tra cơ bản

4.5. Hệ thống báo cáo của dự án
Hệ thống báo cáo của dự án được lập và gửi theo đúng quy định hiện hành

IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn

1. Đảm bảo an toàn môi trường
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Vì vậy, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn. Trong khi các trang trại, gia trại chăn nuôi tại Nam Định chỉ khoảng 20% được xây dựng tại các khu tập trung, còn 75 - 80% được xây dựng xung quanh khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho gia súc và con người, vì vậy việc phòng chống ô nhiễm môi trường luôn đi đôi với việc phát triển của ngành chăn nuôi.

Trong đó, chất thải rắn và chất thải lỏng xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2. gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.

Để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý khác nhau như: Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại: Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, xây dựng hệ thống hầm biogas, ủ phân bằng phương pháp sinh học, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh quanh khu vực chăn nuôi. 

Để đảm bảo an toàn môi trường trong chăn nuôi tính đến tháng 7 năm 2016 Nam Định đã quy hoạch được 139 vùng chăn nuôi tập chung, xây dựng được 12.000 bể biogas. Trong đó trên 3399 bể do dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ; 2.500 bể do dự án khí sinh học Hà Lan hỗ trợ, số còn lại do hộ chăn nuôi tự lắp đặt.

 Ban QLDA hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Nam Định đã hướng dẫn được 27 lớp ủ phân compost

2. Đảm bảo an toàn xã hội

 Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã góp phần đảm bảo an toàn xã hội thông qua việc hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng và thực hiện các công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi. Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và con người. Sản phẩm đầu ra đảm bảo vệ sinh an toàn, tăng hiệu quả kinh tế, tạo ra việc làm tại chỗ.

Tham gia dự án giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra trong khu dân cư, giảm mâu thuẫn giữa các hộ dân với nhau, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn nông thôn.      

3. Giới và dân tộc thiểu số

Nam Định không có người dân tộc.
Về giới, trong tổng số 3399 công trình đã xây dựng có 1241 công trình do chủ hộ là nữ đứng tên, chiếm 36,5%;

V. THỰC HIỆN MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1. Tiến độ mua sắm
Ban quản lý dự án chỉ tiến hành mua sắm một số vật tư văn phòng từ nguồn kinh phí quản lý dự án để phục vụ cho dự án

2. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính theo quy định của Thông tư 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ tài chính và Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 219/2009/TT-BTC và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

VI. GIẢI NGÂN
1. Bảng ngân sách
2. Tiến độ giải ngân

Giải ngân từng hợp phần. (Theo biểu giải ngân đính kèm)

VII. Kết luận
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp được triển khai từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2019, đến nay đã được một nửa thời gian toàn dự án, theo kết quả chung thì tiến độ thực hiện đã đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch xây dựng hàng năm và kế hoạch điều chỉnh tổng thể của dự án, có những hạng mục dự kiến hết quý 2 năm 2017 là hoàn thành toàn bộ kế hoạch phải xin thêm như số lượng các công trình khí sinh học (dự kiến xin thêm 3.300 công trình để thực hiện đến tháng 6/2019).

Dự án triển khai đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tạo cảnh quan sạch, đẹp, cuộc sống hòa thuận tại nông thôn; tạo nguồn năng lượng khí sinh học phục vụ sinh hoạt hàng ngày; giải phóng phần nào sức lao động của phụ nữ và trẻ em (không phải dùng rơm, rạ, trấu và kiếm nhiên liệu để đun nấu); tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học từ nước thải và bã thải biogas hỗ trợ việc cải tạo đất trồng trọt do đã sử dụng nhiều phân vô cơ; tạo sự đoàn kết, vui vẻ tại khu vực nông thôn: hạn chế vấn đề kiện tụng, cãi vã giữa người chăn nuôi và dân cư xung quanh; tăng tính đùm bọc, sẻ chia của người Việt: đối với những gia đình không dùng hết khí do hầm Biogas sinh ra có thể cho hàng xóm dùng chung.

VIII. Kiến nghị
1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để dự án triển khai được thuận lợi: Chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan, các địa phương tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động của dự án; bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí đối ứng của dự án …

2. Kiến nghị đối với BQLDA Trung ương
- Đề nghị BQLDA Trung ương tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa để BQLDA tỉnh triển khai dự án đạt tiến độ và hiệu quả
- Sớm nghiên cứu triển khai hợp phần 2 về tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi góp phần triển khai dự án ngày càng hiệu quả hơn.

3. Kiến nghị đối với ADB
Đề nghị nhà tài trợ ADB cho phép bổ sung thêm kinh phí xây dựng các công trình khí sinh học và xúc tiến pha 2 của dự án.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây