Thay đổi lớn về nhận thức quản lý chất thải chăn nuôi

: Thứ năm - 27/06/2019 22:10  |  Đã xem: 1179
Có thể nói các hoạt động của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) đã đem lại sự thay đổi lớn về nhận thức và hành vi của người chăn nuôi trong công tác xử lý môi trường.

Đồng thời dự án đã giới thiệu cho người dân những công nghệ mới, vừa xử lý môi trường hiệu quả, vừa đem lại tỷ suất lợi nhuận cao.
10 48 09 3 hien tong dn heo tren di bn tinh soc trng co khong 261 000 con152602105
Cần quan tâm sử dụng chất thải chăn nuôi như một nguồn tài nguyên.
 

Các hoạt động của dự án cũng đã bước đầu có tác động thay đổi chính sách quản lý môi trường chăn nuôi theo hướng phù hợp hơn với thực tế sản xuất. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn tài nguyên chất thải chăn nuôi. Qua đó tạo động lực để người chăn nuôi đầu tư xử lý môi trường hiệu quả và bền vững.

Theo Ban Quản lý LCASP Tiền Giang, việc hỗ trợ xây lắp các công trình khí sinh học (KSH) quy mô nhỏ đã đem lại hiệu quả cao về đầu tư, xã hội và môi trường như sử dụng khí gas giảm chi phí mua nhiên liệu đun nấu. Đồng nghĩa với việc giảm được thời gian kiếm củi và đun nấu cho phụ nữ và trẻ em. Môi trường sạch sẽ, không mùi hôi, không khói bụi.

Đặc biệt, các công trình KSH quy mô vừa do dự án hỗ trợ bước đầu được các tỉnh đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và môi trường do người dân có thể sử dụng hết khí gas cho đun nấu và các hoạt động tạo thu nhập khác, sử dụng hết nước xả sau biogas để tưới cho cây trồng, không xả nước thải chăn nuôi xuống nguồn nước mặt hoặc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Các lớp tập huấn về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi khác để tránh quá tải bể KSH và xả khí gas thừa ra ngoài môi trường như ủ phân compost, nuôi trùn quế, chia sẻ khí gas cộng đồng, nấu cám, nấu rượu, sưởi ấm cho lợn nái và lợn con, phát điện... là những biện pháp đem hiệu quả tốt về cải thiện môi trường và tạo thêm thu nhập cho người dân.

Năm 2018, dự án LCASP Tiền Giang đã thực hiện 3 lớp tập huấn về xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân compost, đệm lót sinh học cho 92 nông dân trong đó có 44 người là nữ; 16 lớp hội thảo tuyên truyền về chống quá tải hầm KSH, quản lý chất thải thừa, sử dụng nước thải sau công trình KSH để tưới cho cây trồng cho 498 người, trong đó có 153 nữ.

Tính đến hết năm 2018, LCASP Tiền Giang đã tổ chức 18 lớp tập huấn cho 714 người tham dự, trong đó có 193 đối tượng nữ; 68 lớp hội thảo tuyên truyền cho 2.650 người, trong đó có 841 nữ; tập huấn vận hành cho 3.173 hộ xây/lắp công trình KSH, trong đó có 2.088 nữ.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền của dự án đã bước đầu giúp người dân và các cấp chính quyền nhận thức được nhu cầu chuyển hướng trong xử lý môi trường chăn nuôi quy mô trang trại từ dựa chủ yếu vào công nghệ KSH như hiện nay sang áp dụng các công nghệ chế biến chất thải rắn làm phân bón hữu cơ và xử lý chất thải lỏng làm nguồn nước tưới cho cây trồng.

"Năm 2019 LCASP Tiền Giang sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau như phóng sự, tờ rơi, áp phích… tuyên truyền, phổ biến những thông tin về xử lý môi trường chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức trong quản lý chất thải, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên quý giá này”, ông Trịnh Công Minh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, cho biết.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây