Giới thiệu các mô hình khí sinh học cải tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ

: Thứ ba - 27/03/2018 03:06  |  Đã xem: 1598
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện đang giữ vai trò chủ đạo. Nghề chăn nuôi gia súc gia cầm đã chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa quy mô vừa. Cùng với việc phát triển chăn nuôi, biogas sẽ là một trong những nguồn năng lượng chính trong tương lai.

Tìm giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi

Sử dụng công nghệ biogas quy mô gia đình là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn miền núi nước ta.

 

Tan dung khi gas thua trong chan nuoi bang khi sinh hoc anh chinh 1521717326 width500height244
 

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một số hạn chế cơ bản của các hầm biogas là nếu xây hầm biogas có dung tích vừa đủ so với nhu cầu sử dụng khí gas của nông hộ thì sẽ bị quá tải khi tăng quy mô chăn nuôi và ngược lại. Nếu xây hầm biogas có dung tích lớn, không sử dụng hết thì sẽ bị thừa khí gas xả ra ngoài gây ô nhiễm môi trường không khí.

Bà Phạm Thị Vượng - chuyên gia nông nghiệp cho biết: “Một trong những nhược điểm lớn nhất là bà con mình sử dụng các bể KSH quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi của mình. Thực tế hiện nay, chúng tôi khảo sát chỉ khoảng 10 ngày là bị tống ra rồi, lúc đó nước thải vẫn còn phân tươi. Khí metan là khí nhà kính, nó gây ra hiệu ứng ấm lên toàn cầu gấp nhiều lần so với khí CO2, bà con mình dùng không hết lượng khí sinh ra từ hầm biogas lại xả ra ngoài môi trường làm cho hại hơn khi không làm bể KSH”.

Để hạn chế quá tải hầm khí sinh học, các chuyên gia của dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) khuyến cáo các nông hộ nên kết hợp hầm KSH sẵn có với việc thu gom chất thải rắn thông qua hệ thống bể LCASP để sản xuất phân bón hữu cơ. Giải pháp này không chỉ chống quá tải hầm KSH, mà còn giúp các nông hộ có thêm thu nhập từ việc tiết kiệm tiền mua phân bón sử dụng trong trồng trọt.

Sau một thời gian tiến hành triển khai trên cả 10 tỉnh của dự án, các hố ủ được hỗ trợ cũng đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Các chất thải chăn nuôi rắn và các phế phụ phẩm trong nông nghiệp đã được thu gom để ủ thành phân compost phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhờ đó tiết kiệm được chi phí cho phân bón (tùy từng hộ, nhưng có thể tiết kiệm vài trăm nghìn tới hàng triệu đồng/năm/hộ). Nhờ sản xuất được phân bón hữu cơ từ phụ phẩm trong nông nghiệp, đã giảm việc dùng phân bón hóa học, nâng cao chất lượng cây trồng.

Mô hình bể Lcasp

Đối với công trình KSH, để giảm quá tải thì cần phải cân đối lượng chất thải vào công trình. Thứ nhất, căn cứ trên dung tích của công trình, số chất thải còn lại khi đầu lợn tăng lên thì chuyển sang để tách phân thông qua các hệ thống bể lắng cũng như máy tách để làm phân bón hữu cơ. Thứ hai là có những giải pháp để sử dụng nguồn nước thải của trang trại chăn nuôi cũng như của công trình KSH để sử dụng tưới trực tiếp cho cây trồng. Tuy nhiên, giải pháp này không phải chỗ nào cũng áp dụng được mà chỉ có thể áp dụng cho những vùng trung du, miền núi gắn liền với các trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc công nghiệp.

Ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc LCASP tỉnh Bắc Giang cho biết: “Để chống quá tải cho công trình biogas và sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, LCASP tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ xây các bể ủ phân compost cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đến nay Ban quản lý dự án đã hỗ trợ xây dựng được 15 công trình tập trung tại các xã chăn nuôi lớn. Các hố ủ được hỗ trợ cũng là các địa điểm để phục vụ các lớp tập huấn thuộc dự án và là các điểm tham quan học tập kinh nghiệm của bà con chăn nuôi để có thể nhân rộng”.

http://danviet.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây