Giải pháp hạn chế sử dụng nước trong chăn nuôi gia súc giúp thu gom chất thải hiệu quả

: Thứ ba - 27/03/2018 23:14  |  Đã xem: 1634
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển mạnh theo xu hướng thâm canh, chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi quy mô lớn hơn, tập trung, cách xa khu dân cư và áp dụng giải pháp xử lý môi trường (phổ biến là xây lắp các công trình biogas quy mô lớn), song ô nhiễm vẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
Giải pháp hạn chế sử dụng nước trong chăn nuôi gia súc giúp thu gom chất thải hiệu quả

Các trại chăn nuôi lợn sử dụng quá nhiều nước

Nước thải trong chăn nuôi lợn bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hòa lẫn với phân lợn và xả thẳng ra môi trường là loại nước gây ô nhiễm nặng nhất. Bên cạnh đó, nước thải trong chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật - chúng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước như: E.coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp… Đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ.

 

Hien ke lap lai trat tu thi truong phan bon Nen bo cac hinh thuc khao nghiem phan bon anh bai 4a 1521799834 width500height278

Hien ke lap lai trat tu thi truong phan bon Nen bo cac hinh thuc khao nghiem phan bon anh bai 4a 1521799834 width500height278
Thu gom chất thải rắn trong chăn nuôi để hạn chế nước thải ra môi trường.

Theo ông Nguyễn Thế Hinh - Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Lcasp): “Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi nghiêm trọng ở nông thôn hiện nay do các trang trại chăn nuôi lợn đã sử dụng quá nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát lợn dẫn đến phân lợn lỏng không thể thu gom, chỉ còn cách xả thải trực tiếp ra nguồn nước hoặc gián tiếp thông qua các hầm biogas”.

Các trang trại chăn nuôi lợn của Việt Nam đang sử dụng một lượng nước lớn để vệ sinh chuồng trại (khoảng 30 - 40 lít nước/đầu lợn trưởng thành/ngày), trong khi tại các nước có nền chăn nuôi phát triển như Đan Mạch, Hà Lan… chỉ dùng dưới 10 lít nước/đầu lợn/ngày. Việc sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi đã hạn chế rất nhiều khả năng thu gom và tách chất thải rắn của các thiết bị, hạ tầng xử lý môi trường của các trang trại.

Ông Henrik Moller - chuyên gia quốc tế của dự án Lcasp cho biết: “Tại Đan Mạch, lượng nước sử dụng trên một đầu lợn rất thấp, chỉ khoảng một vài lít nước một ngày. Việc sử dụng ít nước này, giúp cho việc thu gom các chất thải rắn và vận chuyển các chất thải lỏng ra ngoài trang trại để bón cho cây trồng được thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm được nước trong chăn nuôi thì cần có nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hạ tầng chuồng trại đồng bộ và biện pháp giảm bớt mùi hôi từ phân và mồ hôi của lợn”.
Xử lý môi trường chăn nuôi bằng máy tách phân: Hiện nay dự án Lcasp đang giới thiệu một số mô hình sử dụng máy tách phân cho các trang trại có quy mô trên 1.000 lợn, nhằm tách bớt chất thải rắn ra khỏi nước thải chăn nuôi. Nghiên cứu bước đầu của dự án cho thấy các máy tách phân này sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở nồng độ phân lỏng trước khi tách từ 3 - 5% hàm lượng chất khô, tương đương với sử dụng từ 5 – 15 lít nước trên một đầu lợn.
 

Thu gom chất thải rắn hiệu quả ngay tại chuồng

Bà Vũ Thị Hợp - hộ chăn nuôi ở xóm 6C, xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, Nam Định, chia sẻ: “Tham gia dự án Lcasp, tôi được hỗ trợ xây dựng hầm biogas, hố ủ phân compost và tham gia các lớp đào tạo tập huấn. Qua đó gia đình tôi biết thu gom phân lợn đưa vào hố ủ làm phân hữu cơ, giảm lượng nước vệ sinh chuồng trại. Lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia đình đưa xuống hầm biogas để tạo ra năng lượng đun nấu, thắp sáng, tiết kiệm hàng trăm ngàn đồng tiền điện/tháng và gần 3 triệu đồng tiền mua phân hữu cơ bón vườn cây mỗi năm.”

Hiện nay ở nước ta đang khá phổ biến công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học hoặc chăn nuôi không phân. Công nghệ này sử dụng lớp độn lót (làm bằng mùn cưa, trấu, lõi ngô...) được cấy hệ vi sinh vật có ích giúp phân hủy hoàn toàn chất thải chăn nuôi lợn (phân, nước tiểu). Công nghệ này còn giúp lợn được tự do thể hiện bản năng tự nhiên (cào, dũi...) nên đây còn được gọi là chăn nuôi sinh thái.

Bà Ngô Xuân Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cho biết: “Thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, lượng chất thải trong chăn nuôi chưa qua xử lý còn rất cao, tập trung hầu hết ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp làm đệm lót sinh học đang được các hộ dân địa phương rất hào hứng ứng dụng. Thuận lợi là kỹ thuật làm chuồng trại dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc vật nuôi cũng đơn giản hơn và nhất là chi phí thấp”.

Kết quả cho thấy, khi triển khai mô hình này đã tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi (do không phải rửa chuồng, tắm lợn, vật nuôi); giảm 50% nhân công lao động (do không cần tốn công dọn, rửa chuồng trại); tiết kiệm 10% thức ăn (do khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót). 

 
http://danviet.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây