Quang Binh # x3; Pigs with biological pads # x3; Models need replication

: Thursday - 11/08/2016 23:20  |  Viewed: 1138
With the support of the Youth Union, Trung Hoa Youth Union (Minh Hoa, Quang Binh) has piloted a model of raising pigs by biopsy and microbial fermentation from In 2015. After a period of application in practice, this model not only bring high economic efficiency for farmers but also create products for users safety and contribute to environmental protection. .

Thực hiện phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “Tuổi trẻ Quảng Bình chung tay xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn đã xây dựng nhiều mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho đoàn viên, thanh niên.
Tháng 6-2015, với mong muốn tạo điều kiện để thanh niên có thể phát triển kinh tế gia đình dựa vào phương thức sản xuất chăn nuôi an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, BTV Tỉnh đoàn đã quyết định chọn xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa để triển khai mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học và thức ăn ủ men vi sinh.
Sau khi được hỗ trợ về vốn để làm đệm lót sinh học, mua con giống và men vi sinh ủ thức ăn, 3 đoàn viên, thanh niên của THT thanh niên xã Trung Hóa đã chung tay, góp sức xây dựng chuồng trại với diện tích trên 20m2 và nuôi 15 con lợn giống. Chuồng được xây dựng theo cấu trúc hở, mái đơn, nền được nện chặt, có hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm Balasa N01, máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men.
So với các mô hình chăn nuôi khác trên địa bàn, thì mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học của THT thanh niên xã Trung Hóa thân thiện hơn với môi trường. Vì mô hình này có đệm lót bằng sinh học có thể làm giảm tối đa mùi hôi và ít gây ô nhiễm môi trường.
Anh Đinh Ngọc Duy, một thành viên trong THT thanh niên xã Trung Hóa cho biết, nguyên liệu sử dụng để làm đệm lót sinh học rất dễ tìm (gồm trấu, mùn cưa, bột ngô, chế phẩm sinh học, dịch men) lại có chi phí tương đối thấp và lớp đệm lót sinh học có thể sử dụng được từ 2-3 năm. Vì thế đã làm giảm chi phí xây dựng chuồng trại, dịch bệnh cũng ít hơn, nhất là bệnh dịch tai xanh gần như không còn.
Chưa kể, nuôi lợn bằng đệm lót sinh học thì không cần tắm cho lợn hàng ngày mà lợn vẫn sạch sẽ, không hôi nên giảm được chi phí điện nước và công người làm. Các thành viên trong THT đã sử dụng chế phẩm men vi sinh NN1 có chứa nhiều vi sinh vật hữu ích, khi phối trộn với thức ăn có tác dụng giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bị bệnh, giảm được lượng thức ăn, chi phí thuốc và công lao động. Nhờ vậy, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho thức ăn chăn nuôi, lợn lại có thể tăng dinh dưỡng, bảo đảm chất lượng thịt thương phẩm an toàn, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đúc kết từ quá trình nuôi lợn trên đệm lót sinh học kết hợp cho ăn bằng thức ăn ủ men, anh Duy nhận thấy, phương pháp này cho kết quả tốt hơn so với khi thực hiện phương thức chăn nuôi cũ. Cụ thể, đối với heo thịt, giúp giảm mùi hôi trong chăn nuôi và giảm 80 - 90% bệnh tiêu chảy ở heo, nhất là giai đoạn heo con. Hơn nữa trong quá trình nuôi heo luôn khỏe mạnh, da hồng hào, tiêu hóa tốt và heo ăn nhiều hơn, phân thải ra ít hơn, chất lượng thịt tốt nên thương lái rất thích mua.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi khi dùng thức ăn ủ men vừa giảm được giá thức ăn vừa rút ngắn thời gian nuôi khoảng 10 - 15 ngày so với cách nuôi truyền thống trước đây. Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học và thức ăn ủ men vi sinh, lợn tăng trưởng rất tốt, xuất chuồng đạt trọng lượng chuẩn. Bình quân mỗi con từ 60 - 65kg có giá bán từ 45 - 55 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ thức ăn, giống, lãi từ 20 - 25 triệu đồng/lứa, cao hơn 5 - 10 triệu đồng so với chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Không chỉ vậy, đệm lót vẫn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.
“Để mô hình chăn nuôi thành công chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt chú ý ngay từ khâu lựa chọn con giống, cách phối trộn cám, học cách tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho lợn...”, anh Duy chia sẻ.
Với mô hình này, hiện THT thanh niên xã Trung Hóa đã xuất bán được 5 lứa lợn, sau khi trừ chi phí thu lãi 50 triệu đồng. Sự thành công của mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của bà con nông dân (sang hình thức nuôi trang trại tập trung, khép kín, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải). Đồng thời, mô hình tạo được lòng tin với thanh niên trên địa bàn, từng bước được nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể nhận thấy rằng, mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học và thức ăn ủ men vi sinh đã mang lại hướng đi mới, giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập tiến đến tích lũy làm giàu. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, sự thành công của mô hình sẽ tạo cơ sở và động lực để nhiều thanh niên học tập, nhân rộng góp phần phát triển kinh tế gia đình.

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second