Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang: Nhiều lợi ích, cải thiện môi trường sống

: Thứ hai - 28/09/2020 00:16  |  Đã xem: 861
Với mục tiêu nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, hơn 6 năm qua, từ nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (ADB), Ban Quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang đã triển khai hỗ trợ các hộ chăn nuôi các hợp phần xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu tư và nguồn phân bón chăm sóc cây trồng phát triển.
Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang: Nhiều lợi ích, cải thiện môi trường sống
20200630211359 a trun
Mô hình nuôi trùn quế từ chất thải chăn nuôi tại xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Bắc Giang là tỉnh có chăn nuôi lợn phát triển cả về tổng đàn và số trang trại quy mô lớn, với hơn 1 triệu con lợn. Theo thống kê của Ban quản lý dự án LCASP, với số lượng lợn lớn, mỗi ngày phát sinh khoảng 2.850 tấn chất thải chăn nuôi. Nguồn chất thải này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. 
Trong hơn 6 năm qua, Ban quản lý đã thực hiện các hợp phần hỗ trợ người dân xử lý chất thải chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại, các hợp phần hỗ trợ khẳng định hiệu quả đối với quy mô từng mô hình.
Với kết cấu khép kín và sử dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt, hầm khí biogas đã góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nâng cao sức khỏe người dân thông qua việc giảm mùi hôi, ô nhiễm nguồn không khí, cải tạo nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi; cung cấp thêm nguồn chất đốt, phân bón cho cây trồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thượng Lan (Việt Yên), mô hình này đã thực sự mang lại hiệu quả kép và được nhiều hộ dân đón nhận. 
Cùng với việc tập trung hỗ trợ người dân hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi từ hầm khí sinh học biogas, những năm qua, Ban quản lý dự án đã tập trung triển khai hỗ trợ người dân quy trình hố ủ phân compost. Đây cũng là mô hình tận dụng chất thải rắn để ủ làm phân bón hữu cơ quy mô hộ gia đình. Với cách làm đơn giản và tận dụng mặt bằng là vườn nên việc triển khai thực hiện quy trình hố ủ phân compost rất dễ dàng và người chăn nuôi có thể tiếp cận nhanh song vẫn bảo đảm hiệu quả trong xử lý môi trường và tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng. 

Mô hình chuồng sàn cũng là mô hình được triển khai hỗ trợ quy mô nông hộ. Tuy nhiên, đây là mô hình mới, việc hỗ trợ mang ý nghĩa lớn, nhất là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ đang phải đối mặt với không ít những khó khăn tồn tại về ô nhiễm môi trường, về dịch bệnh. Thời gian qua, Ban quản lý dự án đã triển khai hỗ trợ xây dựng hệ thống chuồng sàn cho người chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện miền núi. Qua đó, góp phần khắc phục ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh và tạo ra sản phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng. 

Riêng đối với mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, việc triển khai các hợp phần hỗ trợ người chăn nuôi cũng phải được thực hiện theo chuỗi khép kín từ xử lý chất thải cho đến nước thải. Cụ thể, mô hình máy tách phân là một minh chứng điển hình. Với công suất chăn nuôi lớn, lượng chất thải từ các trang trại quy mô hàng nghìn con lợn lớn hơn nhiều. Do đó, việc hỗ trợ máy tách phân di động đã góp phần giải quyết triệt để chất thải dư thừa, đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ khi mang bã phối trộn với men vi sinh. Cùng đó, việc hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ West land và hệ thống máy phát điện đã tạo thành chuỗi khép kín trong xử lý triệt để ô nhiễm môi trường quy mô hàng nghìn con lợn.

http://baobacgiang.com.vn/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây