Nuôi lợn không xả thải ra môi trường

: Thứ sáu - 10/05/2019 09:58  |  Đã xem: 1385
Từ năm 2013 đến nay, hàng loạt mô hình quản lý tổng hợp chất thải chăn nuôi đã được Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp xây dựng tại 10 tỉnh trong cả nước.

Kích đường link xem bài viết đăng trên báo Nông nghiệp (điện tử)
Kích đường link xem bài viết đăng trên báo Nông nghiệp (báo giấy)


Qua đó, nhiều giải pháp sáng tạo bảo vệ môi trường được ra đời. Điển hình là mô hình nuôi lợn thịt bằng công nghệ chuồng sàn, kết hợp ủ phân hữu cơ vi sinh và xây lắp hầm khí sinh học.  

Mô hình chăn nuôi mới

Trước đây, chuồng lợn tại trong trang trại của ông Tô Hiến Thành (xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) được làm bằng nền bê tông đặc. Bởi vậy, khi lợn đi vệ sinh, phân thải và nước tiểu ứ đọng tại nền chuồng. Mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Để khử mùi hôi, công nhân trong trại phải bơm nước rửa chuồng và tắm cho lợn mỗi ngày từ 2 - 3 lần.
 

08 23 18 nuoi lon chuong sn 01
Mô hình chăn nuôi lợn chuồng sàn. (Ảnh: DN).
 

Tuy nhiên, kể từ khi mô hình chuồng sàn được đưa vào sử dụng, mỗi ngày ông Thành chỉ cần đổ thức ăn vào máng cho lợn. Không phải tắm và vệ sinh chuồng. Từ nền chuồng bê tông cũ, đơn vị thi công xây dựng thêm các ngăn bể chứa và gác tấm đan có khe thoáng làm sàn, cải tạo lại chống nóng tren mái. Chi phí cải tạo một chuồng nuôi quy mô 50 đầu lợn chỉ 23 đến 25 triệu đồng.

Ông Lê Hùng Tuấn – Giám đốc Công ty CP Tư vấn phát triển nông thôn Bắc bộ cho biết: Công nghệ nuôi lợn thịt trên chuồng sàn bê tông đã được áp dụng ở các nước Châu Âu như Đan Mạch, Hà Lan từ 18 – 20 năm trước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là công nghệ rất mới. Nếu áp dụng thành công thì sẽ thúc đẩy rất lớn việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Mô hình này có một số khác biệt so với mô hình cũ. Đó là nuôi lợn trên chuồng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của lợn có thể lọt xuống hầm chứa phía dưới, không nuôi trên sàn bê tông có bể tắm như Công ty C.P Việt Nam, Dabaco... đang làm.

Nếu theo chăn nuôi theo công nghệ nền bê tông đặc như cũ, chúng ta phải dùng 35 lít nước/đầu lợn/ngày, nhưng công nghệ này chỉ sử dụng từ 5 – 6 lít nước. Tức là tiết kiệm được trên 80% lượng nước, đây là nguồn tài nguyên rất quý giá.
 

08 23 18 nuoi lon chuong sn 02
Đàn lợn được nuôi trong chuồng sàn tuy ngoại hình không được sạch, nhưng lại rất khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh. (Ảnh: DN).
 

Thứ ba, vì sử dụng lượng nước rất tối thiểu, vì thế dung dịch thải đầu ra cũng rất ít. “Lứa thứ nhất chúng tôi nuôi 50 con lợn thịt, trong 114 ngày chỉ thải ra tổng số 7,8m3 dung dịch chất thải, tương đương giảm tới 85% dung dịch thải so với phương thức chăn nuôi cũ”, ông Tuấn chia sẻ.  

Không xả thải

Mô hình chuồng sàn của gia đình ông Tô Hiến Thành được đơn vị thi công cải tạo từ chuồng nuôi cũ truyền thống, sử dụng nền xi măng cũ và xây thêm các bể ngăn, sau đó gác tấm đan bê tông có khe thoáng, cải tạo lại chống hệ thống chống nóng trên mái, như vậy chi phí cải tạo chỉ 20 – 30 triệu đồng cho 1 chuồng nuôi 50 con.

Việc thu gom phân thải cực kỳ đơn giản. Ông Thành chỉ cần tháo van tại các bể chứa phân dưới chuồng là dung dịch lỏng tự động chảy về bể chứa tập trung. Khi lượng phân ở đây đầy lên, chủ trang trại sử dụng máy bơm áp lực cao bơm lên các bể ủ phân hữu cơ. Tại đây, phân lợn được trộn với phụ phẩm chăn nuôi, vỏ trấu, mùn cưa, rơm khô băm nhỏ, men vi sinh, sau đó phủ bạt trong 45 ngày là có thể sử dụng để bón cho cây trồng.

Ông Tô Hiến Thành cho biết: “Toàn bộ dung dịch chất thải từ lứa lợn đầu tiên được tôi gom lại và ủ được 15 tấn phân hữu cơ. Đây là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quý giá để bón cho cây trồng. Mặt khác, do không phải xả thải ra môi trường, bởi vậy hồ nước trong trang trại của ông Thành rộng hơn 1ha lúc nào cũng trong. Tại hồ nước này, ông đang áp dụng mô hình sông trong ao, nuôi cá lồng rất hiệu quả, trang trại nuôi hàng trăm con lợn thịt, lợn nái, nhưng gần như không có mùi hôi”.
 

08 23 18 nuoi lon chuong sn 03
Việc thu gom dung dịch thải từ chăn nuôi lợn trong mô hình chuồng sàn rất dễ dàng. (Ảnh: DN).
 
08 23 18 nuoi lon chuong sn 04
Mô hình thí điểm nuôi lợn thịt trên chuồng sàn được triển khai bởi Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp. (Ảnh: DN).
 

Tiết kiệm công lao động

Áp dụng công nghệ nuôi chuồng sàn, người chăn nuôi chỉ cần đổ thức ăn vào máng là không phải làm gì, cả một lứa nuôi cũng không phải rửa chuồng, không phải tắm lợn, trông con lợn có bẩn hơn một chút nhưng không ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng và phát triển.

Theo số liệu theo dõi của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, khả năng tăng trọng của lợn trong mô hình chuồng sàn cao hơn 10 – 14%. Như vậy, ước tính trong 1 lứa lợn (thời gian 114 ngày) sẽ tăng lợi nhuận 600.000/đầu lợn.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây