Mẹo ủ phân lợn làm thức ăn cho cá

: Thứ hai - 13/05/2019 16:33  |  Đã xem: 1040
Nhờ ủ phân lợn để làm thức ăn cho cá trong hồ nuôi rộng hơn 10ha, mỗi năm, ông Từ Quang Vĩnh ở xóm 5, xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí mua cám công nghiệp.
 
WaterMark 12052019130418587
 

Trang trại VAC của ông Từ Quang Vĩnh rộng khoảng 15 ha. Trong đó, ông dành hơn 1ha để chăn nuôi lợn. Mỗi năm, 40 lợn nái đẻ được gần 1.000 lợn giống, ông giữ lại nuôi toàn bộ để xuất bán lợn thịt thương phẩm. Ngoài ra, ông còn thầu thêm hơn 10ha mặt nước do UBND xã quản lý để nuôi cá thâm canh.

Trước đây, ông Vĩnh nuôi cá rô phi sử dụng 100% cám công nghiệp, bởi vậy, giá thành sản phẩm khá cao (khoảng 25.000 – 27.000 đồng/kg). Để tiết giảm chi phí sản xuất, ông Vĩnh chăn nuôi thêm lợn để lấy phân nuôi cá.

Ông Vĩnh cho biết, thời điểm đầu, toàn bộ dung dịch thải từ chuồng lợn được ông Vĩnh thu gom vào các bao tải lót nilon, bịt kín miệng để ngăn mùi hôi thối thoát ra ngoài, sau 4 – 5 ngày thì đổ xuống ao. Tuy nhiên, do bị hấp hơi, chất hữu cơ trong phân chuyển hóa thành các loại khí độc như H2S, CH4… Bởi vậy, một số cá nhỏ trong ao bị ngạt và chết, nguồn nước cũng ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Để khử khí độc trong phân, ông Vĩnh đã xây một khu nuôi trùn quế từ phân lợn, sau đó sử dụng làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, mô hình này phải đầu tư khá lớn, và sản lượng trùn quế, phân cũng không đáp ứng được nhu cầu thức ăn của đàn cá.

 

WaterMark 12052019130427479
 

Tiếp đến, ông Vĩnh xây thêm một bể chứa xi măng dung tích khoảng 10m3, đặt nổi có mái che bằng tấm lợp fibro-ximăng. Cứ 1m3 dung dịch phân + nước tiểu lợn, ông Vĩnh cho thêm 5kg mật rỉ đường và 1 gói phân vi sinh được mua từ Viện Môi trường Nông nghiệp. Sau 7 – 10 ngày ủ, khi tiến đến gần bể phân không ngửi thấy mùi hôi khó chịu, đó là lúc có thể sử dụng cho cá ăn.

Ông Vĩnh lưu ý, muốn ủ phân làm thức ăn cho cá hiệu quả, thì người chăn nuôi cần ứng dụng công nghệ chuồng sàn, nuôi lợn tiết kiệm nước (không sử dụng nước để tắm lợn và vệ sinh rửa chuồng). Bởi, nếu sử dụng quá nhiều nước để tắm lợn và rửa chuồng thì dung dịch thải ra môi trường rất nhiều, hàm lượng chất khô rất thấp (dưới 1%). Như vậy, vừa tốn kém tiền xây bể thu gom chất thải chăn nuôi, vừa tốn men vi sinh và rỉ đường để phối trộn, ủ phân vi sinh.

Còn nếu sử dụng công nghệ chuồng sàn có khe thoáng, phân lợn và nước tiểu có thể rơi xuống bể chứa phía dưới. Nhờ đó, người chăn nuôi không cần bơm nước rửa chuồng, tắm lợn. Dung dịch thải ra môi trường có hàm lượng chất khô rất cao (từ 7 – 10%), dễ dàng thu gom và đặc biệt là không cần lọc chất lỏng trước khi ngâm ủ bằng chế phẩm vi sinh.

Ông Vĩnh cho biết, từ khi ứng dụng mô hình ủ phân bằng chế phẩm sinh học để làm thức ăn cho cá, gia đình ông giảm được khoảng 30% thức ăn công nghiệp. Khoảng 3 năm trở lại đây, giá thịt lợn lên xuống thất thường, có thời điểm rớt giá chỉ còn 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, quy mô tổng đàn lợn của ông Vĩnh không bao giờ biến động, bởi phân thải lợn chính là “lãi” mà gia đình được thụ hưởng.

WaterMark 1205201913043927
Hồ nuôi cá trong trang trại của ông Vĩnh. (Ảnh: DN).
 

Chăn nuôi sạch lãi hàng trăm triệu

Dẫn chúng tôi ra khu đầm nuôi cá, ông Vĩnh mở một màn “tiệc đãi". Khi thấy có tiếng động của người lạ, đàn cá tưởng rằng đến giờ ăn. Chúng bơi về phía ông Vĩnh, nhao nhao nhảy lên để chờ đón thức ăn. Ông Vĩnh tung một vài viên cám để dụ chúng vào gần sát bờ hơn, sau đó cầm một cái vục được 7 con cá rô phi kéo lên bờ.

Con nào cũng rất béo và khỏe mạnh. Ông Vĩnh cho biết, cá mới nuôi được hơn 4 tháng nhưng trọng lượng trung bình 800gram, khoảng nửa tháng nữa là có thể xuất bán. Dự kiến, sau khi bán lứa cá này, trừ chi phí đầu tư, ông cầm chắc trong tay khoản lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

https://nongnghiep.vn

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây