Mang giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi đến nông dân Việt

: Thứ tư - 31/10/2018 13:51  |  Đã xem: 1282
Tháng 10/2018 Dự án hỗ trợ các bon thấp (LCASP) tổ chức chuỗi sự kiện giới thiệu các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay đầu tư cho chăn nuôi và xử lý môi trường.

Link bài viết đăng trên trang http://vietnamnet.vn

Lợi nhuận tối thiểu là 20% một năm

Hà Tĩnh và Bình Định là 2 địa phương có ngành chăn nuôi khá phát triển ở khu vực Miền Trung. Tại Hà Tĩnh chăn nuôi trang trại phát triển nhanh về số lượng, tăng quy mô; tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các HTX, tổ hợp tác, mô hình liên doanh liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Tại Bình Định chăn nuôi ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đang tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.

mang giai phap xu ly chat thai chan nuoi den nong dan viet
Sử dụng tách ép phân trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao ở mô hình Lcasp - Hà Tĩnh

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây nên, những năm qua, Hà Tĩnh và Bình Định đã triển khai nhiều dự án trong đó có dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP).

Dự án LCASP do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, thực hiện trong vòng 6 năm (2013 - 2019) tại 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.

Dự án gồm 4 hợp phần: Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuối giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp và quản lý dự án.

Thời gian vừa qua, dự án LCASP đã xây dựng các mô hình xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi nhằm khắc phục những hạn chế của các công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiện tại và khuyến khích người dân đầu tư các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả và bền vững.

Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện quy mô trang trại do dự án LCASP đề xuất gồm các cấu phần sau:

1. Hệ thống tách chất thải để thu hồi chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ

2. Hệ thống phát điện khí sinh học để sử dụng triệt để khí gas

3. Hệ thống sử dụng nước thải sau công trình khí sinh học để tưới vườn

 

mang giai phap xu ly chat thai chan nuoi den nong dan viet 1

Tính toán hiệu quả đầu tư ở một trang trại chăn nuôi lợn thịt điển hình ở Bắc Giang cho thấy: Chi phí đầu tư một hệ thống tách chất thải để thu hồi chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ là khoảng 400 triệu, hệ thống phát điện khí sinh học 377 triệu đồng và 65,8 triệu đồng cho hệ thống bể xử lý nước thải sau bioga và bơm tưới tiết kiệm cho cây trồng.
 

Tuy nhiên, chi phí thu lại từ đầu tư đã được các chuyên gia tính toán cụ thể bao gồm lợi nhuận từ bán nguyên liệu phân hữu cơ tối thiểu là 118 triệu đồng/năm cho chủ trang trại có quy mô khoảng 2.000 lợn thịt; 180 triệu đồng/năm (tương đương 15 triệu đồng/tháng) từ tiết kiệm tiền điện lưới và 20 triệu đồng/năm tiết kiệm từ giảm sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng, chưa kể hàng trăm ngày công lao động.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp, nếu đầu tư theo mô hình xử lý chất thải chăn nuôi của dự án LCASP thì tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là 20% một năm. Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ trang trại có thể áp dụng 1, 2 hoặc cả 3 công nghệ nói trên để có được hiệu quả xử lý môi trường bền vững.

Tỷ suất lợi nhuận của đầu tư công nghệ máy tách phân còn phụ thuộc nhiều vào thị trường đầu ra của phân ép. Tại các tỉnh Hà Tĩnh và Bình Định, thị trường đầu ra cho phân ép còn chưa thực sự phát triển do bà con nông dân chưa có tập quán ủ phân để bón cho cây trồng.

Thời gian tới, dự án LCASP sẽ phối hợp cùng với các bên có liên quan tại tỉnh để xây dựng chuỗi giá trị thu gom, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi nhằm tăng cường thị trường đầu ra cho sản phẩm phân ép.

Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện, Dự án đã thu được những kết quả tích cực. Theo Ông Nguyễn Công Hoan - Giám đốc Dự án LCASP Hà Tĩnh cho biết: “Riêng hợp phần xây lắp công trình KSH, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được hơn 5.000 công trình quy mô nhỏ, góp phần quan trọng trong xử lý môi trường chăn nuôi nông hộ”.

Kết nối tín dụng đầu tư

Mặc dù các công nghệ do dự án giới thiệu có tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào chăn nuôi và các ngành sản xuất khác. Chính vì vậy, Dự án LCASP cũng đã bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Hợp tác để hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư xử lý môi trường.

 

mang giai phap xu ly chat thai chan nuoi den nong dan viet 2
Ông Nguyễn Xuân Hoan - Giám đốc Dự án LCASP Hà Tĩnh
 

Tháng 10/2018 Dự án hỗ trợ các bon thấp (LCASP) tổ chức chuỗi Sự kiện: “Thúc đẩy tín dụng đầu tư cho các giải pháp toàn diện trong xử lý chất thải chăn nuôi” tại các tỉnh trong vùng dự án trong đó có Hà Tĩnh.

Chuỗi sự kiện được tổ chức với mục đích giới thiệu đến các hộ, trang trại chăn nuôi các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện của Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay đầu tư cho chăn nuôi và xử lý môi trường của dự án và các ngân hàng địa phương.

Thông tin chi tiết

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Liên Cơ 02, Số 16 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024.37920062 - 0913247782

Fax: 024.37920060 - Email: nguyenthe.hinh@gmail.com

http://vietnamnet.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây