Vay vốn tín dụng dự án LCASP gặp khó

: Thứ tư - 28/09/2016 10:20  |  Đã xem: 1175
Nhiều hộ chăn nuôi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng của dự án LCASP để đầu tư công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp.

Ông Quách Văn Tây - Giám đốc Dự án LCASP Sóc Trăng:

“BQL tỉnh đã tổng hợp và cung cấp danh sách có 396 hộ có nhu cầu vay vốn cho các chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT (Agribank). Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có hộ nào được vay, do bên phía ngân hàng yêu cầu phải thế chấp sổ đỏ. Trong khi đó, tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (Co-op Bank) tỉnh Sóc Trăng, người chăn nuôi được cho vay vốn để xây dựng/lắp đặt công trình KSH, tính từ đầu năm 2015 đến tháng 8/2016 đã xây dựng/lắp đặt được hơn 1.200 công trình KSH. Đề nghị Agribank chi nhánh Sóc Trăng cần đơn giản hóa các thủ tục, tháo gỡ khó khẳn để người dân được tiếp cận được nguồn vốn vay”.

Ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ Dự án LCASP Bình Định:

 

“Hợp phần tín dụng cần mở rộng và đa dạng các hạng mục cho vay trong một khoản vay theo chuỗi giá trị bao gồm hầm khí sinh học, cho vay hỗ trợ chăn nuôi, xây dựng, cải tạo chuồng trại, xử lý phế phụ phẩm trong nông nghiệp và chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, xử lý môi trường trong chăn nuôi… Đồng thời, cần xây dựng khung định mức cụ thể về tài chính cũng như ban hành các quy định hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các hộ dân”. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Định mới chỉ có 5 hộ chăn nuôi tham gia Dự án LCASP được vay vốn tín dụng cho các chuỗi giá trị KSH (trong đó có 4 hộ vay vốn từ Co-op Bank Chi nhánh Bình Định với số tiền hơn 2 tỷ đồng và 1 hộ vay vốn từ Agribank Chi nhánh Bình Định khoảng mấy chục triệu đồng)".

Anh Đào Văn Hưởng, một người chăn nuôi ở đội 7, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định:

“Tôi mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Nhưng, nếu muốn tiếp cận vốn ngân hàng thì phải thế chấp sổ đỏ. Số tiền một dự án 10 – 15 triệu mà phải cắm sổ đỏ, thà đi vay người thân còn hơn”. 

 Bà Nguyễn Thị Diên, GĐ Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh: “Từ ngày triển khai dự án đến nay mới có 2 khách hàng ở huyện Nghi Xuân đăng ký vay vốn (30 triệu đồng/khách hàng) nhưng đến nay vẫn chưa giải ngân được. Nếu dự án nâng mức cho vay và hỗ trợ vay cả dây chuyền thì sẽ thu hút được rất nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn vay vốn”.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây