Strengthening human resources training for agricultural biotechnology development

: Tuesday - 30/06/2015 10:20  |  Viewed: 1011
On the morning of June 27, the Ministry of Agriculture and Rural Development held the conference "Developing Agricultural Biotech Applications in Agriculture". Minister of Agriculture and Rural Development Cao Duc Phat - Head of the Agricultural and Fisheries Biotechnology Program chaired the conference.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đã có 130 nhiệm vụ khoa học công nghệ đã nghiệm thu, trong đó một số nhiệm vụ đã được tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng vào sản xuất.
 
Tuy nhiên, đánh giá chung sản phẩm ứng dụng thực tiễn của Chương trình chủ yếu mới tập trung vào các giống lúa mới, các chế phẩm vi sinh vật, các cây giống nuôi cấy mô và một vài sản phẩm khác.
“Đối với các lĩnh vực như chăn nuôi, thú y, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây trồng biến đổi gen chưa có nhiều kết quả ứng dụng thực tiễn. Sản phẩm của lĩnh vực thuỷ sản cũng còn nhiều hạn chế, mới tạo ra chủ yếu là các sản phẩm trung gian, sẽ là vật liệu để nghiên cứu, sản xuất tạo ra các sản phẩm cuối cùng”, bà Thủy nhấn mạnh.
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình, đã có những nhà khoa học tiếp cận được công nghệ sinh học công nghệ cao, có những lĩnh vực ở đỉnh cao của thế giới nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp ngay cả so với các nước ASEAN.
 
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hình thành được ngành công nghệ sinh học, mới chỉ là những nhen nhóm ban đầu.Bộ trưởngnhấn mạnh: "Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được coi nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo nhân lực không chỉ cho các cơ quan thuộc Bộ mà ngay tại các viện nghiên cứu, các trường đại học để tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ sinh học của Bộ, ngành trong thời gian tiếp theo".
 
 Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng: Để công tác nghiên cứu hiệu quả hơn, trong giai đoạn 2015-2020 cần lựa chọn các nhiệm vụ có kế thừa các sản phẩm nghiên cứu trước để hoàn thiện quy trình, xây dựng mô hình ứng dụng phục vụ mở rộng quy mô áp dụng sản phẩm vào thực tiễn sản xuất (yêu cầu về sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, quy trình công nghệ phải được đăng ký công nhân tiến bộ kỹ thuật).

Đồng thời, tạo cơ chế để khuyến khích nhập một số công nghệ mới, hiệu quả để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam; ưu tiên các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp.
Đồng tình với quan điểm này, theo một số chuyên gia, việc cần làm còn là đầu tư đầy đủ và dài hạn với những nhiệm vụ cần thời gian để có thể tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, cải tiến quá trình quản lý theo hướng thích ứng, không chỉ bám sát đề cương đã phê duyệt ban đầu mà liên tục kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực đầu tư cho đến sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh đó, thời gian tới, điều cần tháo gỡ nữa là cơ chế chính sách để thu hút sự tham gia đầu tư, nghiên cứu của doanh nghiệp.
You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second